Báo Cáo Khảo sát tự đánh giá kỹ năng sống của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Năm 1960, thuật ngữ “kỹ năng sống” (Life skills) lần đầu tiên đã được đề cập đến bởi những nhà tâm lý học thực hành, coi đó như là một khả năng quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Trong những năm gần đây, thuật ngữ “kỹ năng sống” xuất hiện ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới và nó được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học. Ở nước ta hiện nay, khái niệm “kỹ năng sống” đã được đề cập trong nhiều chương trình giáo dục khác nhau cho học sinh trong ngành giáo dục ở các bậc học dành cho mọi lứa tuổi từ mầm non đến người lớn, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên, từ giáo dục trong nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác nhau.
    Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, được thể hiện bằng những hành vi giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, các thách thức đặt ra của cuộc sống và thích nghi với cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại.
    Thực tế cho thấy, con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng sống là khả năng tồn tại và thích ứng của con người trước cuộc sống thực tế. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội một cách hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng sống là vấn đề rất quan trọng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên.
    MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống. Hoạt động sống diễn ra với sự đan xen của dòng hoạt động có đối tượng và mối quan hệ giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Hai phương diện này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên cuộc sống đích thực của mỗi con người. Sống là một quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải có
    những kỹ năng nhất định. Khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong quá trình sống, nhưng thuật ngữ “sống” ở đây được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý và góc độ tâm lý - xã hội. Nói khác đi, những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn không được đề cập và phân tích như kỹ năng sống dù rằng nó có mối quan hệ rất chặt chẽ để con người có thể sống, tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa, nếu hiểu theo nghĩa hẹp của kỹ năng sống thì sống có nghĩa là tồn tại, cho nên khái niệm kỹ năng sống được phân tích ở đây là những kỹ năng giúp cho con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lý.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. A.N. Lêônchiep. (1983). Hoạt động - Ý thức - Nhân cách. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.
    2. B.Ph. Lomov. (2000). Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    3. Barry D. Smith, Harold J. Vetter. (2005). Các học thuyết về nhân cách. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. (Người dịch:Nguyễn Kim Dân).
    4. Đặng Phương Kiệt. (2001). Cơ sở Tâm lý học ứng dụng - Tập I. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    5. Đào Thị Oanh, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Xuân Hoài, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú. (2007). Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học ngày nay. Nhà xuất bản Giáo dục.
    6. Gene V Glass, Julian C. Stanley. (1970). Statistical Methods in Education and Psychology. Prentice - Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey.
    7. Nguyễn Ngọc Bích. (1998). Tâm lý học nhân cách. Nhà xuất bản Giáo dục.
    8. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc. (2004). Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
    9. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi. (2000). Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
    10. Stephen Worchel, Wayne Shebilsue. (2007). Tâm lý học -Nguyên lý và ứng dụng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. (Người dịch: Trần Đức Hiển)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...