Luận Văn Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học an giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉ đáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao động phải nằm nhà chơi vì không có việc làm. Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động. Theo tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình, câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê 2005 - Cục thống kê An Giang). Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục An Giang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp. Và để làm được điều này không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữa giáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
    Và một trong những mục đích mà đề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đề trên đến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh. Bên cạnh mục đích này, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăng tiến , khả năng hoà nhập, tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về tình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học An Giang hiện nay.
    Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt động làm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tác động của của chúng đến nghề nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kết quả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên.
    Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đào tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm.
    Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tác giả cũng đã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp và thông qua đề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nói riêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đến nhà trường và các doanh nghiệp. Mong cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng mà các doanh nghiệp đã đề cập.







    MỤC LỤC​ Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    PHẦN TÓM TẮT . ii
    DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ . iii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . iv
    Chương 1: TỔNG QUAN
    1. Giới thiệu chương 1 . 1
    2. Cơ sở hình thành . 1
    3. Mục tiêu nghiên cứu 1
    4. Phạm vi nghiên cứu . 2
    5. Ý nghĩa nghiên cứu . 2
    6. Kết cấu khóa luận . 3
    7. Kết luận chương 1 3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    1. Giới thiệu chương 2 4
    2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang 4
    3.Cơ sở lý thuyết . 4
    3.1.Việc làm là gì? . 4
    3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5
    3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp 5
    3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc . 5
    3.5. Thu nhập 6
    4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6
    5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên . 7
    6.Các nghiên cứu có trước . 8
    7.Mô hình nghiên cứu 9
    8.Kết luận chương 2 10
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.Giới thiệu chương 3 . 11
    2.Tổng thể nghiên cứu 11
    2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 . 11
    2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12
    3. Thiết kế nghiên cứu 14


    3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp . 14
    3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá . 14
    3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm 15
    3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16
    4.Thang đo 18
    5.Kết luận chương 3 18
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    1.Giới thiệu chương 4 . 19
    2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19
    2.1.Tỷ lệ có việc làm 19
    2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành . 21
    2.3.Thu nhập . 23
    2.4. Địa bàn công tác . 26
    2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn .26
    2.6. Khả năng thích nghi công việc . 28
    2.7. Mức độ ổn định công việc 29
    2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại . 32
    2.9.Khả năng thăng tiến . 32
    2.10. Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm 34
    3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp . 34
    3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ . 34
    3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập . 35
    4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp . 35
    4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại . 37
    4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc . 38
    4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập . 39
    4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ . 39
    4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại . 40
    5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40
    6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo . 41
    6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41
    6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên 42
    6.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1.Giới thiệu chương 5 . 45
    2.Nhận xét chung . 45
    2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên . 45
    2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45
    3.Kiến nghị 47
    4. Hạn chế của đề tài . 48
    PHỤ LỤC 49
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...