Báo Cáo Khảo sát tình trạng ô nhiễm nước nuôi tôm ven biển Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp xử lý

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vùng ven biển là hệ sinh thái nhạy cảm nhất của hành tinh, là tương lai
    của nghề nuôi thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm. Cách đây nhiều năm
    người ta đã thấy rằng việc nuôi tôm thâm canh thiếu khoa học thì không bền
    vững. Việc tôm chết hàng loạt là do ảnh hưởng của điều kiện sinh thái xấu gây
    ra. Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn không ăn hết, phân và sự chuyển hóa
    dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của sự ô nhiễm nước nuôi thủy sản. Người ta
    đã quan sát thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 - 20% thức
    ăn được dùng vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao
    hụt do không ăn hết và thất thoát, chỉ có 40 - 45% là được sử dụng trong quá
    trình chuyển hóa bình thường, duy trì và lột vỏ. Lượng chất thải sinh ra có liên
    quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm.

    Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn
    từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định, thức ăn dễ tan,
    thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ, . là những yếu tố liên quan với
    nước thải có chứa nhiều nitơ và phospho. Thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn (30 -
    40%) của ô nhiễm nitơ. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và
    76 - 80% photpho cho tôm ăn bị thất thóat vào môi trường. Các nguồn khác
    của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab)
    và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan/huyền phù . là do nước lấy vào
    mang theo. Chất thải nuôi thủy sản còn có chứa một ít dư lượng của các chất
    kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.

    Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất
    dinh dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban
    đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy
    hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan
    trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi thủy sản gây nên đó là
    sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi
    nước tù.
    Việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật
    và có vết trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hóa chất gây tác động
    bất lợi đối với sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái
    học (ecotoxic) của chúng.

    Sự tích tụ chất hữu cơ nặng đến cuối vụ nuôi cũng đã gây nên sự tự ô
    nhiễm chính trong ao, làm ảnh hưởng ngược lại đối với động vật nuôi do thiếu
    ôxy và tắc nghẽn cơ quan hô hấp. Sự rò rỉ nước thải cũng như nước ao nuôi
    làm mặn hóa đất nông nghiệp quanh vùng và nước ngầm.
    Chính vì những tác động trên nên việc đánh giá thực trạng ô nhiễm nước
    tại các khu vực nuôi thủy sản và tìm giải pháp khắc phục, xử lý để cải thiện
    chất lượng nước ao nuôi và bảo vệ môi trường nước nói chung là rất cần thiết
    2. Mục tiêu đề tài
    - Xác định nồng độ và sự biến động (theo thời gian, theo vùng) các chỉ tiêu hóa
    lý cơ bản của nước nuôi thủy sản trong các ao nuôi vùng ven biển Nam Trung
    Bộ (tập trung ở vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận).
    - Tìm các tác nhân sinh học (các nhóm vi sinh vật, enzyme) có vai trò chuyển
    hóa và loại bỏ các chất ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
    - Nghiên cứu hoạt động của các tác nhân này trong điều kiện thực của trại nuôi
    thủy sản. Từ đó, xây dựng quy trình quản lý chất lượng nước ao nuôi cũng như
    biện pháp xử lý nước ao nuôi trong quá trình canh tác và thải bỏ.
    - Nghiên cứu này là tiền đề cho việc ra đời các chế phẩm sinh học chuyên phục
    vụ mục tiêu cải thiện chất lượng nước nuôi thủy sản nước mặn.


    MỤC LỤC
    Danh mục bảng
    Danh mục đồ thị
    Tóm tắt tiếng việt
    Tóm tắt tiếng anh
    1. Mở đầu . 1
    2. Mục tiêu đề tài . 2
    3. Cách tiếp 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Phạm vi nghiên cứu 3
    CHƯƠNG MỘT. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Nước và vai trò của nước trong môi trường sinh thái 4
    1.2. Các dạng môi trường nước trong tự nhiên . 5
    1.3. Tài nguyên nước 7
    1.4. Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản . 8
    1.5. Tính chất vật lí của môi trường nước . 9
    1.6. Tính chất hóa học trong môi trường nước 13
    1.7. Vi sinh vật và tảo 20
    1.8.Ô nhiễm môi trường nước . 21
    1.9. Tình hình nuôi trồng thủy sản và những vấn đề đáng quan tâm 27
    1.10. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh
    Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng . 28
    1.11. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Bình Thuận . 29
    1.12. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận . 30
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 33
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.3.Các thông số phân tích . 33
    2.4. Phương pháp phân lập, tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật 44
    2.5. Phương pháp sản xuất chế phẩm sinh hóa xử lý môi trường . 45
    2.6. Phương pháp xử lí nước thải bằng chế phẩm BIOZEO 48
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 49
    3.1. Kết quả điều tra ban đầu tại các trại nuôi tôm . 49
    3.2. Khảo sát chất lượng nước nuôi tôm tại Ninh Thuận . 51
    3.3. Khảo sát chất lượng nước nuôi tôm tại xí nghiệp nuôi tôm công nghiệp
    Thông Thuận, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận 59
    3.4. Bộ chủng giống vi sinh vật có hiệu lực cao trong việc cải thiện chất lượng
    nước nuôi thủy sản 64
    3.5. Sản xuất chế phẩm vi sinh, hóa sinh xử lý môi trường ao nuôi thủy sản 65
    3.6. Xử lý nước nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học Biozeo 66
    3.7. Đề xuất qui trình xử lý nước nuôi tôm 67
    Kết luận và kiến nghị 69
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Bài báo khoa học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...