Luận Văn Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại chăn n

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NĂM 2013 , DÀI 50 TRANG

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
    1. Mục đích
    2. Yêu cầu
    PHẦN II : TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
    2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NAM HÀ
    2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
    2.1.2. Tổng quan của trại
    2.1.3. Nhiệm vụ
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại
    2.1.5. Cơ cấu đàn nái
    2.1.6. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và công tác thú y
    2.1.6.1. Thức ăn
    2.1.6.2. Qui trình chăm sóc lợn nái
    2.1.6.3. Qui trình chăm sóc lợn con theo mẹ
    2.1.6.4. Nước uống
    2.1.6.5. Vệ sinh phòng dịch
    2.1.7. Đánh giá chung
    2.1.7.1. Thuận lợi
    2.1.7.2. Khó khăn
    2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
    2.1. Một vài đặc điểm sinh lý lợn con
    2.2. Những hiểu biết chung về dịch bệnh tiêu chảy trên lợn con
    2.2.1. Khái niệm bệnh tiêu chảy trên lợn con
    2.2.1.1. Một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn con
    2.2.1.2. Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ở lợn con
    2.2.3. Đặc điểm của một số bệnh gây tiêu chảy trên lợn con theo mẹ
    2.2.3.1. Bệnh viêm dạ dày ruột (Transmissible Gastroenteritis - TGE)
    2.2.3.2. Dịch tiêu chảy lợn - PED virus (Porcine Epidemic Diarrhoea)
    2.2.3.3. Tiêu chảy do Rotavirus
    2.2.3.4. Tiêu chảy do Salmonella ( gọi là bệnh phó thương hàn)
    2.2.3.5. Tiêu chảy do E.coli
    2.2.3.6. Tiêu chảy do Treponema Hyodysenteriae
    2.2.3.7. Viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens type C
    2.2.3.8. Viêm ruột do Campylobacter
    2.2.3.9. Tiêu chảy do cầu trùng trên lợn
    2.3. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    PHẦN III : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
    3.2. Đối tượng khảo sát
    3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3.3.1. Nội dung nghiên cứu
    3.3.2. Các bước tiến hành
    3.3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    3.3.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu
    3.3.3.3. Phương pháp khảo sát
    3.3.3.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
    4. Phương pháp tiến hành
    PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    4.1. Tỉ lệ tiêu chảy theo từng đợt khảo sát
    4.2. Tỉ lệ tiêu chảy theo lứa tuổi
    4.3. Tỉ lệ tiêu chảy theo lứa đẻ
    4.4. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị
    4.6. Tỉ lệ chết do tiêu chảy
    4.7. Tỉ lệ chết do nguyên nhân khác
    PHẦN V
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1. KẾT LUẬN
    5.2. Đề nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh mẽ, là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Ở nước ta hiện nay, chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế quan trọng.
    Vài chục năm trở lại đây, chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tập trung đã và đang phát triển mạnh mẽ về số lượng trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống và sản phẩm thịt không ngừng tăng lên. Theo cục chăn nuôi năm 2010 cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn với sản lượng thịt lợn của trang trại chiếm 45%, của nông hộ chiếm 55%. Theo FAO (2009), đàn lợn của Việt Nam là 27,6 triệu con, xếp vị trí thứ tư trên thế giới về số đầu lợn.
    Bên cạnh những thuận lợi đạt được, chăn nuôi lợn ở nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại lớn. Một trong những trở ngại lớn nhất trong chăn nuôi lợn là dịch bệnh xảy ra còn phổ biến và phức tạp, gây thiệt hại cho đàn lợn nuôi tập trung cũng như đàn lợn nuôi ở hộ gia đình. Trong đó, tiêu chảy lợn con là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn nuôi lợn, vì nó làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng, .từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
    Trong thực tế có nhiều đề tài đã và đang nghiên cứu về cách phòng và trị tiêu chảy ở lợn con nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cũng như đề ra giải pháp tối ưu trong cách phòng và trị sao cho có hiệu quả nhất góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn.
    Xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời qua thời gian tham gia học tập, em đã được quý Thầy và quý Cô của Trường Đại học Nông Lâm Huế trang bị cho bản thân em những kiến thức lý luận cơ bản. Để phát huy tính ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học áp dụng vào lao động sản xuất, nhằm biến lý thuyết thành kết quả thực tế. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo BSTY Nguyễn Thị Quỳnh Anh tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi lợn Nam Hà – Tỉnh Bình Thuận.”
    MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
    1. Mục đích

    Khảo sát tình hình, nguyên nhân tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi ở trại từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa và đồng thời thông qua những phác đồ điều trị thực nghiệm để từ đó tìm ra phác đồ có tác dụng điều trị hiệu quả nhất đối với loại bệnh tiêu chảy nhằm để giúp cho trại hạn chế tổn thất do tiêu chảy gây ra.
    2. Yêu cầu
    - Khảo sát tình hình tiêu chảy trên lợn con theo mẹ giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
    - Theo dõi triệu chứng lâm sàng về tiêu chảy ở lợn con.
    - Theo dõi phát đồ thử nghiệm điều trị, tìm ra phát đồ điều trị có hiệu quả nhất trong việc điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.
     

    Các file đính kèm:

    • 2.doc
      Kích thước:
      750 KB
      Xem:
      2
Đang tải...