Luận Văn Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom CTRSH gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có TP.HCM.
    Tại TP.HCM mỗi ngày có khoảng 7000 tấn CTR các loại thải ra môi trường, trong đó CTRSH chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp,y tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng CTR khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn đọng gây mùi hôi, nước rỉ rác.
    Trước tình hình trên đề tài “Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng”được thực hiện với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom CTRSH củaTP.HCM, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.HCM.
    2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Khảo sát hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
    Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện TP.HCM.
    3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Tổng quan về CTR.
    Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường TP.HCM.
    Hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM.
    Đề xuất các phương pháp tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện ở TP.HCM.
    4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Trong phạm vi địa bàn TP.HCM.
    Đối tựợng nghiên cứu: CTRSH.
    Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM,các phương hướng tái sử dụng.
    5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1 Phương pháp luận
    - Thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom,vận chuyển CTRSH trên địa bàn TPHCM.
    -Đề xuất các phương pháp tái sinh,tái chế CTRSH góp phần bảo vệ môi trường.
    1.5.2 Phương pháp cụ thể
    - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
    - Phương pháp thống kê,tổng hợp tài liệu.
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    6.1 Ý nghĩa khoa học
    -Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của TP.HCM
    - Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng.
    6.2 Ý nghĩa thực tiễn
    -Giải quyết được vấn đề thu gom,vận chuyển CTR.
    -Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH,tái chế và tái sinh.
    7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    -Phần mở đầu
    -Chương 1:Tổng quan về CTR
    -Chương 2:Tổng quan về TP.HCM và hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH.
    -Chương 3:Đề xuất các phương hướng tái sinh tái sử dụng.
    -Phần Kết luận-Kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...