Luận Văn Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh C

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC
    Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm cũng là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Người dân ngày càng nhận thức được đất đai là tài sản quý giá và tìm hiểu về pháp luật đất đai nhiều hơn. Từ đó trong quá trình sử dụng đất không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đống và phát sinh thành tranh chấp buộc các cơ quan có thẩm quyền phải vận dụng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan để hòa giải hay giải quyết. Vì những lý do trên, được sự đồng ý của Bộ môn Khoa học đất & Quản lý đất đai, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ và Ban Giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường Tỉnh Cà Mau cho em thực tập tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai năm 2001-2005 với đề tài: “Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Nhằm mục đích khảo sát thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó tìm hiểu những thuận lợi- khó khăn cũng như qui trình giải quyết tranh chấp đất đai ở tỉnh hiện nay.
    Đề tài được thực hiện từ ngày 07/03/2005 đến 07/06/2005 tại phòng thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Cà Mau em đã ghi nhận được một số kết quả như sau:
    Tổng lượng đơn yêu cầu, khiếu nại về đất đai từ năm 1998 - 2004 là 4555 đơn. Trong đó cấp tỉnh 660 đơn, chiếm tỷ lệ: 14,49%; cấp huyện: 3895 đơn, chiếm tỷ lệ: 85,51 đơn. Năm có số lượng đơn nhiều nhất là năm 1999: 915 đơn, chiếm tỷ lệ: 20,09% tổng số đơn. Tổng số đơn đã giải quyết trên toàn tỉnh là 2650/4555 đơn, còn tồn đọng là 1905 đơn, đơn tố cáo vi phạm pháp luật đất đai là 07 vụ (đã giải quyết xong 07 vụ). Qua nghiên cứu nhận thấy: Việc thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai của công dân ở Sở Tài Nguyên & Môi trường Cà Mau đã được sự quan tâm cũng như sự hướng dẫn kịp thời từ phía trung ương và của UBND tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện cho công tác xét khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai của công dân ngày càng đạt hiệu qua cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại - tố cáo, tranh chấp về đất đai Sở Tài nguyên & Môi trường đã dựa trên cơ sở của Luật Đất đai , Luật khiếu nại, tố cáo . và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp dẫn đến lượng đơn tồn đọng không giải quyết dứt điểm như: Người sử dụng đất không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật: đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, chuyển nhượng . đều giao dịch bằng miệng (thiếu hồ sơ pháp lý). Khó khăn nhất là tranh chấp, khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại dạng này rất khó giải quyết và thường kéo dài thời gian nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân làm cho lượng đơn tồn đọng qua các năm vẫn còn.
    Vì vậy, giải quyết tranh chấp về đất đai là công việc phức tạp và cần thiết, làm tốt công tác này sẽ có ảnh hưởng tốt không chỉ các bên tham gia mà còn cho cả Nhà nước. Tóm lại công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo cần được các ngành các cấp quan tâm chú trọng.


    PHẦN MỞ ĐẦU
    Đất đai luôn được coi là công thổ quốc gia, là tài nguyên vô giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, là nền móng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và cũng cố an ninh quốc phòng. Đất đai là lãnh thổ không thể tách rời quốc gia, nó gắn liền với chủ quyền quốc gia. Không thể có quan niệm về quốc gia không có đất đai. Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết thể hiện ở tôn trọng lãnh thổ quốc gia.
    Rõ ràng, đất đai có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai làm đối tượng, coi đó là nhiệm vụ cần giải quyết hàng đầu.
    Ngay từ khi ra đời vào ngày 3/2/1930, trong cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nghi: “Cách Mạng Việt Nam phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược: “Đánh đổ Đế Quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân”.
    Từ khi Đảng ta chủ trương phát triển cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước nhà phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp số hộ nông dân có vốn mua thêm đất đầu tư sản xuất: Lúa, tôm, số kinh doanh các ngành nghề khác cũng mua đất: Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh doanh các ngành nghề: Du lịch, dịch vụ, ăn uống, khách sạn Với mức độ và qui mô ngày một lớn làm cho giá đất luôn tăng cao và trở thành tài sản lớn nhất trong từng gia đình, giá đất cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp đất đai trong nhân dân. Chính vì vậy mà Luật Đất đai 2003 ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập vướng mắc ngày càng hoàn thiện. Do đó đề tài: “Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau”thực hiện nhằm mục đích:
    -Khảo sát thực trạng công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo đất đai. Tìm hiểu về các hoạt động thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp đất đai một cách hiệu quả nhằm giải quyết tranh chấp được nhanh chóng.



    MỤC LỤC
    Trang
    TÓM LƯỢC 1
    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

    I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI: 4
    1. Định nghĩa: 4
    2. Vai trò đất đai: 4
    II. PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRONG LỊCH SỬ: 6
    1. Giai đoạn trước Cách Mạng Tháng 8 năm 1945: 6
    2. Thời kỳ sau Cách Mạng Tháng 8: 7
    3. Thời kỳ sau năm 1975: 7
    a). Giai đoạn sau năm 1975 đến trước khi có Hiến pháp năm 1980: 7
    b). Giai đoạn từ khi Hiến pháp năm 1940 ra đời đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: 8
    c). Giai đoạn từ sau Đại Hội VI đến nay: 8
    III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI: 11
    1. Khái niệm tranh chấp đất đai: 11
    2. Các dạng tranh chấp đất đai: 12
    3. Các chủ thể tranh chấp đất đai: 13
    4. Giải quyết tranh chấp: 13
    5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai: 14
    6. Mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp: 16
    IV. QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO: 16
    1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý: 16
    2. Lấy dân làm gốc để giải quyết: 16
    3. Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi ở: 17
    4. Không “rũ rối”, tránh lây lan: 17

    5. Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với chính sách xã hội khác: 17
    6. Mọi người, mọi tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật: 17
    V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI: 17
    1. Khái niệm khiếu nại: 17
    2. Khái niệm tố cáo: 18
    VI. MỘT SỐ VĂN BẢN LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THANH TRA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI: 19
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 34
    I. PHƯƠNG PHÁP: 34
    1. Phương pháp nghiên cứu: 34
    2. Nội dung nghiên cứu: 34
    II. PHƯƠNG TIỆN: 35
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 36
    I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU: 36
    1. Vị trí địa lý: 36
    2.Các đơn vị hành chính: 36
    II. TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ CÁC DẠNG TRANH CHẤP: 37
    1. Tình hình tranh chấp: 37
    a. Tình hình tranh chấp, khiếu nại- tố cáo: 37
    b. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại: 37
    c. Công tác giải quyết tố cáo, vi phạm pháp Luật đất đai: 38
    2. Các dạng tranh chấp: 38
    a. Đòi lại đất cũ: 39
    b. Đất sang bán trái phép không có giấy tờ hợp lệ: 42
    c. Tranh chấp đất nội tộc, hương hỏa: 44
    d. Khiếu nại việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng: 46
    đ. Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của các huyện, thành phố: 49
    e. Tranh chấp đường thoát, dẫn nước trong nuôi trồng thủy sản: 55
    f. Đơn cử số vụ việc giải quyết: 56

    III. QUY TRÌNH THANH TRA ĐẤT ĐAI TỈNH CÀ MAU: 59
    1.Quy trình thanh tra đất đai: 59
    2. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau: 63
    IV. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI THEO VĂN BẢN YÊU CẦU, ĐƠN THƯ PHẢN ẢNH: 65
    V. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI: 74
    1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo Luật Đất đai năm 1993: 74
    1.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND (giữa hộ gia đình với nhau khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): 76
    1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án (giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất): 77
    2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp- khiếu nại theo Luật Đất đai năm 2003: 78
    2.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai: 78
    2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai: 80
    VI. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI: 81
    VII. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở TỈNH CÀ MAU: 83
    VIII.GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 85
    1. Giải pháp 85
    2. Bài học kinh nghiệm: 87
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 88
    I. KẾT LUẬN: 88
    II. KIẾN NGHỊ: 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

    DANH MỤC BIỂU BẢNG
    Trang


    Bảng 1: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính. 36
    Bảng 2: Lượng đơn yêu cầu phản ảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp giai đoạn năm 1998- 2004. 66
    Bảng 3: Lượng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại - tố cáo và kết quả giải quyết từ năm 1998 – 2004. 68
    Bảng 4: Lượng đơn yêu cầu khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giai đoạn 1998- 2004. 70

    DANH MỤC HÌNH
    Trang


    Hình 1: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại tỉnh Cà Mau. 63
    Hình 2: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu GQTCĐĐ thuộc thẩm quyền của cấp huyện các năm 1998- 2004. 66
    Hình 3: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu GQTCĐĐ thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh các năm 1998 - 2004. 67
    Hình 4: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu GQTCĐĐ của toàn tỉnh 67
    năm 1998 - 2004. 67
    Hình 5: Biểu đồ lượng đơn đã giải quyết trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 1998- 2004. 69
    Hình 6: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu và lượng đơn đã giải quyết TCĐĐ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh từ năm 1998- 2004. 70
    Hình 7: Biểu đồ tỷ lệ đã giải quyết qua các năm (1998- 2004) của tỉnh Cà Mau. 72
    Hình 8: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND 76
    Hình 9: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án 77
    Hình 10: Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai năm 2003. 78
    Hình 11: Sơ đồ giải quyết khiếu nại đất đai theo Luật Đất đai năm 2003. 80
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...