Thạc Sĩ Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bến Tre

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014

    i
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC I
    DANH SÁCH HÌNH III
    DANH SÁCH BẢNG .IV
    DANH MỤC VIẾT TẮT .V
    CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    1.1. Giới thiệu . 1
    1.2. Mục tiêu .2
    1.3. Nội dung nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1. Đặc điểm sinh học 3
    2.1.1. Phân loại . 3
    2.1.2. Đặc điểm hình thái 3
    2.1.3. Phân bố . 4
    2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
    2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng . 5
    2.1.6. Lột xác và sinh sản 6
    2.1.7 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 7
    2.1.8 Các loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng 7
    2.1.9 Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú . 9
    2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam . 9
    2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 9
    2.2.2 Tình hình nuôi tôm trong nước và xuất khẩu 9
    2.2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ở Việt Nam . 11
    2.2.4 Chỉ tiêu lựa chọn con giống 11
    2.3. Vài nét về tỉnh Bến Tre 12
    2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 12
    2.3.1.1 Vị trí địa lý 12
    2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên . 12
    2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội .12
    2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre 13
    2.3.4 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre
    14
    CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15ii
    3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
    3.2 Đối tượng nghiên cứu 15
    3.3 Phạm vi nghiên cứu . 15
    3.4 Phương pháp thu thập số liệu 15
    3.4.1 Về mặt kỹ thuật 15
    3.5 Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận 16
    3.4 Phương pháp xử lý số liệu . 18
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    .19
    4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bến Tre 19
    4.1.1 Tình hình phát triển chung 19
    4.1.2 Số vụ thả nuôi .20
    4.1.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm nuôi 20
    4.2 Thông tin kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 22
    4.2.1 Kết cấu ao nuôi .22
    4.2.2 Phương pháp và thời gian cải tạo ao . 24
    4.2.3 Xử lí nước 25
    4.2.4 Mật độ và kích cỡ con giống tôm thẻ chân trắng thả nuôi . 25
    4.3 Đánh giá chất lượng hiệu quả của mô hình nuôi 27
    4.3.1 Nguồn con giống và giá con giống . 27
    4.3.2 Thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) . 28
    4.3.3 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, năng suất 29
    4.3.4 Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre.30
    4.3.5 Chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi . 31
    4.4 Đánh giá về tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre
    34
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 37
    5.1 Kết luận .37
    5.2 Đề xuất 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39iii
    DANH SÁCH HÌNH
    Hình 2.1. Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 3
    Hình 2.2. Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên 7
    Hình 2.3. Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 13
    Hình 4.1. Trình độ chuyên môn 21
    Hình 4.2. Kích cỡ con giống thả nuôi .26
    Hình 4.3. Tỷ lệ các chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 31iv
    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng 4.1 Tình hình nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre qua 4 năm .19
    Bảng 4.2 Số vụ nuôi tôm thâm canh của các hộ nuôi trong năm .20
    Bảng 4.3 Cơ cấu độ về tuổi của chủ hộ nuôi 21
    Bảng 4.4 Kết cấu ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre 24
    Bảng 4.5 Thời gian cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng 24
    Bảng 4.6 Mật độ và kích cỡ con giống trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến
    Tre .26
    Bảng 4.7 Tỷlệnguồn gốc con giống được các hộnuôi thảnuôi .27
    Bảng 4.8 Các loại thức ăn .28
    Bảng 4.9 Mối tương quan giữa mật độ, tỷlệsống, năng suất 28
    Bảng 4.10 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi 29
    Bảng 4.11 Nguồn gốc con giống ảnh hưởng đến năng suất .33
    Bảng 4.12 Tỷlệcách kiểm tra con giống của các hộnuôi ởBến Tre 35v
    DANH MỤC VIẾT TẮT
    ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
    PL: Postlarvae
    VASEP: (The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội Chế
    biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    NN và PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
    UBND: Ủy ban nhân dân1
    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu
    Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản đã góp phần tạo nên một hình ảnh Việt Nam
    với các bạn bè quốc tế. Năm 2004, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong số 10 nước có sản
    lượng nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới (FAO, 2005), sản phẩm thủy sản của Việt
    Nam đã có mặt trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ (ABS, 2010). Một trong những nghề
    đóng góp cho thành công của thủy sản Việt Nam phải kể đến là nghề nuôi tôm. Nghề nuôi
    tôm góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nước nhà, nuôi tôm là một trong
    những nghề đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Trong đó,
    tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh
    trưởng ngắn, năng suất cao nên được nuôi phổ biến và chủ yếu ở các tỉnh ven biển nước
    ta như: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Ninh Thuận (Trần Viết Mỹ, 2009).
    Ở Bến Tre diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là khoảng trên 4.862ha, trong
    đó tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu. Diện tích nuôi tôm tập trung vào 3 huyện ven
    biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình
    giáp biển, thiên nhiên ưu đãi Bến Tre có những thuận lợi và tiềm năng để phát triển nghề
    nuôi tôm (Trần Thị Mai Phương, 2010).
    Những năm gần đây giống tôm thẻ chân trắng được sản xuất đại trà ở nước ta. Do lợi
    nhuận của nghề nuôi tôm đem lại khá lớn nên diện tích nuôi ngày càng mở rộng nằm
    ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đang đưa nghề nuôi tôm của
    nước ta tiềm ẩn nhiều mối nguy phát triển không bền vững như: ô nhiễm môi trường, dịch
    bệnh, tôm chết hàng loạt, hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi dẫn đến tôm bị
    còi cọc, tồn dư kháng sinh . Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia thủy sản
    Việt Nam các thông tin về tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam hiện nay còn khá ít, các nghiên
    cứu về đối tượng này ở Việt Nam chưa nhiều (Lâm Thái Xuyên, 2011). Tháng 11/2008,
    tỉnh Bạc Liêu đã có 10/74ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại hoàn toàn. Nguyên nhân
    được xác định là do con giống kém chất lượng, người nuôi chưa nắm vững kỹ thuật chăm
    sóc, đặc biệt phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng, đỏ thân Nếu không quản lý nguồn giống,
    môi trường, phòng bệnh, thì hội chứng Taura (đã gây thiệt hại ở nhiều nước trên thế giới
    như Thái Lan, Ecuador ) có thể phát sinh và bùng phát gây thiệt hại cho người nuôi
    (Báo cáo năm 2008 của Bộ NN và PTNT trích bởi Lâm Thái Xuyên, 2011). Đứng trước
    thực trạng đó thì việc lựa chọn được con giống tốt đối với người nuôi tôm là thật cần thiết
    và cấp bách. Để có thể đánh giá được hiểu biết và ý thức của người nuôi tôm thẻ chântrắng thâm canh về việc lựa chọn chất lượng con giống phục vụ nghề nuôi tôm thẻ thâm
    canh đạt chất lượng cao. Xuất phát từ nhu cầu trên đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng
    con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến
    Tre” được thực hiện.
    1.2. Mục tiêu
    Tìm hiểu hiện trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
    vannamei) thâm canh ở Bến Tre.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    Khảo sát thực trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre tại 3
    huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
    Đánh giá chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
    canh tại vùng nuôi được điều tra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...