Thạc Sĩ Khảo sát tình hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt qui mô hộ gia đình ở Cần Thơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014


    ​xivMỤC LỤC
    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM TẮT ii
    CAM KẾT KẾT QUẢ .iii
    DANH SÁCH BẢNG iv
    DANH SÁCH HÌNH v
    CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1.1 Giới thiệu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
    1.3 Nội dung nghiên cứu . 2
    CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1 Tổng quan về Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) . 3
    2.1.1 Phân loại 3
    2.1.2 Hình thái 3
    2.1.3 Đặc điểm phân bố 4
    2.1.4 Dinh Dưỡng . 5
    2.1.5 Sinh trưởng 5
    2.1.6 Sinh Sản .7
    2.2 Sơ lược về thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của Ếch 8
    2.2.1 Thức ăn tự nhiên (mồi di động) 8
    2.2.2 Moina 8
    2.2.3 Trùn chỉ 9
    2.2.4 Thức ăn công nghiệp 9
    2.3 Các mô hình nuôi Ếch Công Nghiệp 9
    2.3.1 Nuôi Ếch trong bể lót bạt .10
    2.3.2 Nuôi Ếch trong hồ xi măng 10
    2.3.3 Nuôi Ếch trong ao đất .11xv
    2.3.4 Nuôi Ếch trong giai (vèo), đăng quầng . 11
    2.4 Tình hình nuôi Ếch trên Thế Giới . 12
    2.5 Tình hình nuôi Ếch ở Việt Nam 13
    2.6 Tình hình nuôi thủy sản ở Cần Thơ đến 2020 . 13
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .15
    3.1 Vật liệu nghiên cứu 15
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
    3.2.1 Thời gian và địa điểm .15
    3.2.2 Thu nhập thông tin thứ cấp .16
    3.2.3 Thu nhập thông tin sơ cấp 16
    3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .20
    4.1 Thông tin chung về hộ nuôi Ếch .20
    4.1.1 Độ tuổi và giới tính 20
    4.1.2 Trình độ học vấn 21
    4.1.3 Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn .22
    4.1.4 Lao động tham gia thủy sản 23
    4.2 Thông tin về kỹ thuật của mô hình nuôi Ếch ở Cần Thơ . 24
    4.2.1 Bể lót bạt 24
    4.2.2 Chuẩn bị bể nuôi 25
    4.2.3 Mùa vụ .26
    4.2.4 Giống và mật độ thả giống . 27
    4.2.5 Nguồn nước . 28
    4.2.6 Thức ăn sử dụng trong nuôi Ếch .29
    4.2.7 Những bệnh chủ yếu trên Ếch và các loại thuốc, hóa chất được sử dụng
    trong phòng và trị bệnh trên Ếch . 31
    4.2.8 Tỷ lệ sống và năng suất nuôi 33
    4.2.9 Sự tương quan giữa trọng lượng giống với tỷ lệ sống 34xvi
    4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình 35
    4.3.1 Chi phí bể nuôi Ếch 35
    4.3.2 Lợi nhuận và thu nhập 37
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
    5.1 KẾT LUẬN 39
    5.2 Đề xuất .39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 4117
    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1Giới thiệu
    Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ. Cùng
    với sự phát triển của cả nước, ngành thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
    đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả nước. Bên cạnh những loài tôm, cá
    có giá trị kinh tế đang được nuôi phổ biến thì hiện nay một số hộ dân ở ĐBSCL đang
    có xu hướng chuyển sang nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị như rắn ri voi, baba, Ếch,
    lươn, Trong đó, Ếch cũng đang là đối tượng được nhiều người quan tâm.
    Theo Lê Thanh Hùng (2004), hiện nay có nhiều quốc gia ương nuôi theo quy mô hộ gia
    đình và trang trại như Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam. Ếch không những là
    thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà Ếch còn là đối tượng rất hữu ích trong nông nghiệp như
    tiêu diệt côn trùng, sâu bọ phá hại cây trồng (Nguyễn Chung, 2007). Ếch là loài tương
    đối nhạy cảm với thời tiết, Ếch có thể báo hiệu mùa mưa đến giúp cho công việc sản
    xuất nông nghiệp được thuận lợi (Phạm Thanh Liêm và Dương Nhựt Long, 2000).
    Ngoài ra, Ếch còn được dùng trong các phòng thí nghiệm và góp phần quan trọng trong
    việc nghiên cứu lĩnh vực thần kinh học, thịt Ếch cũng dùng để chữa một số bệnh
    (Nguyễn Hữu Đảng, 2004), mỡ Ếch được dùng điều chế thuốc rất quý (Ngô Trọng Lư,
    2002). Những kết quả ban đầu cho thấy Ếch Thái Lan có khả năng thích ứng với điều
    kiện ở ĐBSCL.
    Mặc dù ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi Ếch đồng với phương pháp thủ công dân
    gian nhưng không phổ biến do tỷ lệ sống thấp, tốn nhiều thời gian, không mang lại hiệu
    quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc khai thác Ếch ngoài tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi
    trường sinh thái, tạo điều kiện cho côn trùng phá hại mùa màng và làm ảnh hưởng xấu
    đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong vài năm gần đây, nước ta du nhập, thuần
    dưỡng và nhân giống Ếch Thái Lan (R. rugulosa) với tập tính lớn nhanh và tỷ lệ sống
    cao, thích hợp cho việc nuôi ở quy mô công nghiệp so với Ếch đồng Việt Nam (Rana
    tigerina). Hiện nay Ếch Thái Lan được nuôi ở một số địa phương ở ĐBSCL và đem lại
    kết quả khả quan. Trong đó Cần Thơ là một trong những vùng phát triển mô hình nuôi
    Ếch Thái Lan. Nhờ nuôi Ếch đã giúp được người dân cải thiện đời sống, giảm hộ nghèo,tận dụng diện tích, đồng thời giúp giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa
    phương. Chính vì vậy đề tài “ Khảo sát tình hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
    quy mô hộ gia đình ở Cần Thơ” đã được tiến hành.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của đề tài tìm hiểu tình hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) ở Cần Thơ
    qua đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình nuôi, để giúp nghề nuôi phát
    triển một cách hiệu quả và bền vững.
    1.3 Nội dung nghiên cứu
    Đánh giá hiện trạng nghề nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) quy mô hộ gia đình tại
    Cần Thơ.
    Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
    trong bể lót bạt tại Cần Thơ.
    Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nuôi Ếch Thái Lan (Rana
    rugulosa) tại Cần Thơ phù hợp cho đối tượng nuôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...