Luận Văn Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 19/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT KHÓA LUẬN
    NGUYỄN HOÀNG THU TRANG, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh “Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong nước uống” thực hiện tại Phòng vi sinh thực phẩm, Khoa LAM, Viện PASTEUR TP HCM từ 03/2007 đến 07/02007. GVHD: ThS. PHẨM MINH THU TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆP Vật liệu dùng để nghiên cứu là nước uống được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 là nước uống đóng chai (50 mẫu), nhóm 2 là nước uống xử lý (350 mẫu) gồm có nước uống công ty (200 mẫu), gia đình (50 mẫu), trường học (50 mẫu), bệnh viện (50 mẫu). Chúng tôi sử dụng phương pháp màng lọc để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh trong nước uống dựa theo TCVN 6096:2004, làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch theo tiêu chuẩn NCCLS 2007 và tham khảo thêm tiêu chuẩn CA-SFM 2004. Kết quả chúng tôi ghi nhận được như sau: Về các chỉ tiêu vi sinh Nước uống gia đình không đạt chỉ tiêu vi sinh nhiều nhất chiếm 52% mẫu kiểm tra. Tiếp theo là nước uống công ty 28%, nước uống đóng chai 20% , nước uống trường học 6% và hầu hết nước uống bệnh viện đều đạt chỉ tiêu vi sinh. Trong các chỉ tiêu vi sinh, P. aeruginosa là chỉ tiêu nhiễm nhiều nhất chiếm đến 62% (59 trong 95 mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh), kế đến là Coliform 56%, Coliform fecal 43%, vi khuẩn kỵ khí sinh H2S 21% và Streptococcus fecalis 13%. Về tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn P. aeruginosa Trong 16 loại kháng sinh thử nghiệm, vi khuẩn đề kháng tỉ lệ cao với fosfomycin từ 33% đến 50% các chủng thu được. Một số kháng sinh khác như ticarcillin/a.clavulanic, cefsulodin, imipenem, aztreonam, sulfamides, tobramycin, amikacin cũng bị kháng với tỉ lệ thấp (≤ 5%). Ngoài ra, các chủng vi khuẩn tìm thấy không có hiện tượng đề kháng đa kháng sinh.
    MỤC LỤC CHưƠNG TRANG
    LỜI CẢM ƠN . iii
    TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
    DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ix
    Chương 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu . 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu chuyên biệt . 2
    1.3. Giới hạn đề tài . 2
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống . 3
    2.1.1. Trong nước 3
    2.1.2. Thế giới . 4
    2.2. Tình hình kháng kháng sinh của P. aeruginosa 5
    2.2.1. Trong nước 5
    2.2.2. Thế giới . 6
    2.3. Tổng quan các vi sinh vật. . 8
    2.3.1. Coliforms và Coliform fecal 8
    2.3.2. Liên cầu khuẩn nguồn gốc từ phân (Streptococcus fecalis) 9
    2.3.3. Vi khuẩn kỵ khí khử sunphite (Clostridium) 10
    2.3.4. Pseudomonas aeruginosa 13
    2.4. Kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn 16
    2.4.1. Thuốc kháng sinh 16
    2.4.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn . 18
    Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 20
    vii
    3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện 20
    3.2. Vật liệu 20
    3.3. Thiết bị, hóa chất và môi trường . 20
    3.3.1. Thiết bị và dụng cụ 20
    3.3.2. Hóa chất . 21
    3.3.3. Môi trường . 21
    3.4. Phương pháp nghiên cứu . 23
    3.4.1. Phương pháp lấy mẫu 23
    3.4.2. Xử lý số liệu 23
    3.4.3. Đánh giá kết quả 24
    3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vi sinh vật . 25
    3.4.5. Phương pháp làm kháng sinh đồ . 32
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 36
    4.1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn của các loại nước uống 36
    4.1.1. So sánh giữa 2 nhóm nước uống (đóng chai và xử lý) 36
    4.1.2. Giữa các chỉ tiêu trong từng nhóm nước . 38
    4.1.3. Tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa giữa các loại nước uống . 40
    4.2. Tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của P. aeruginosa trong các loại nước uống . 41
    4.3. Một số hình ảnh các vi sinh vật trong quá trình thử nghiệm . 44
    4.3.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống . 48
    4.3.2. Tính đề kháng kháng sinh của P . aeruginosa 50
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 52
    5.1. Kết luận . 52
    5.2. Đề nghị 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...