Tiểu Luận Khảo sát tình hình bệnh nha Chu và nhu cầu điều trị của nhân dân thị trấn Thuận An , huyện Phú Vang

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chăm sóc Sức khoẻ ban đầu nói chung và chăm sóc Sức khoẻ Răng Miệng nói riêng là nhiệm vụ xuyên suốt đi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia của mỗi dân tộc. Công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng trong nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước và ngành Y tế đặc biệt quan tâm.
    Vấn đề sức khỏe răng miệng trong những thập niên gần đây không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới đều rất quan tâm và đã đề ra những chính sách chiến lược lớn về chăm sức khoẻ răng miệng để dự phòng và kiểm soát bệnh, nhằm hạn chế tối đa các tác hại của bệnh răng miệng đối với sức khoẻ con người.
    Với điều kiện kinh tế xã hội như nước ta hiện nay có thể cho phép ngành y tế tổ chức các hệ thống chăm sức khoẻ răng miệng đến tận cơ sở. Xã hội hoá công tác chăm sức khoẻ răng miệng đến tận mỗi người dân.
    Tuy vậy ngành Răng Hàm Mặt của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Các trung tâm điều trị, phòng bệnh chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thị xã. Đối với các vùng sâu, vùng xa đội ngũ cán bộ chuyên khoa Răng Hàm Mặt chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phụ trách chương trình chăm sức khoẻ răng miệng cho toàn dân.
    Các bệnh về Răng miệng nói chung và bệnh Nha chu nói riêng nó không chỉ ảnh hưởng đến giải phẩu, chức năng sinh lý, thẩm mỹ của bộ răng mà còn gây ra những bệnh cảnh nguy hiểm tại chỗ và toàn thân, không những ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn phải tốn kém nhiều kinh phí cho việc điều trị và phục hình.
    Ở nước ta hiện nay tình hình bệnh Răng Miệng nói chung và bệnh Nha chu nói riêng đang chiếm 1 tỷ lệ cao trong cộng đồng. Mẫu điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt nam năm 1990 tỷ lệ viêm nướu lứa tuổi 15 là 97,22% [5].
    Mẫu điều tra cơ bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền nam Việt Nam năm 1991 tỷ lệ viêm nướu là 97,26% [16].
    Theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng quốc gia 1990 của viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Ở nhóm tuổi 35-44 tỷ lệ bệnh Nha chu là 99,03%. Trong đó chảy máu nướu: 1,07%, cao răng: 67,00%, túi nông: 29,97%, túi sâu: 2,36%.[4], [6], [7].
    Gần đây theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng trong quân đội tháng 10-2004 ở nhóm tuổi 18-55 tỷ lệ bệnh quanh răng nói chung là 98,70%. Trong đó tỷ lệ cao răng là 67,81%, chảy máu nướu: 2,22%, túi lợi nông: 26,45%, túi lợi sâu: 2,22%.[13].
    Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh quanh răng ở cộng đồng dân cư trong và ngoài nước cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (>98%) [14].
    Ở Huế mẫu điều tra sức khỏe răng miệng của nhân dân thành phố năm 1990 tỷ lệ viêm nướu là 93% ở lứa tuổi 12-15 [16].
    Từ các số liệu của các công trình nghiên cứu trên tuy không tránh khỏi những sai lệch về số liệu điều tra và thực tế, nhưng trước tình hình này cũng đưa ra những báo động về chăm sức khoẻ răng miệng và do đó tất cả chúng ta phải tích cực tham gia công tác chăm sức khoẻ răng miệng ban đầu tại cộng đồng.
    Với mong muốn được tìm hiểu thêm về tình hình bệnh Nha chu cũng như nhu cầu điều trị bệnh của người dân. Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường Đại học Y-Dược Huế, sự giúp đỡ tận tình của ban chủ nhiệm bộ môn Răng Hàm Mặt, quý thầy cô trong bộ môn Răng Hàm Mặt cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo, Thạc sỹ, Bác sỹ Vũ Thị Bắc Hải. Nhóm sinh viên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    Khảo sát tình hình bệnh Nha chu và nhu cầu điều trị của nhân dân thị trấn Thuận An , huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế
    Với hai mục tiêu:
    - Đánh giá các chỉ số Nha Chu của nhân dân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Nhu cầu điều trị bệnh Nha chu của nhân dân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Lịch sử nghiên cứu và tình hình bệnh răng miệng trên thế giới
    và Việt Nam
    1.2. Tổng quan về bệnh Nha chu
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đặc điểm tình hình chung của thị trấn Thuận An
    2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.3. Thời gian nghiên cứu
    2.4. Địa điểm nghiên cứu
    2.5. Dụng cụ khám
    2.6. Tiêu chuẩn đánh giá
    2.7. Các bước tiến hành
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đặc điểm chung
    3.2. Tình hình bệnh Nha chu
    3.3. Nhu cầu điều trị bệnh Nha chu
    Chương 4: BÀN LUẬN
    4.1. Một vài thông số liên quan đến đối tượng nghiên cứu
    4.2. Tình hình bệnh Nha chu
    4.3. Chỉ số nhu cầu điều trị Nha chu (CPITN)
    KẾT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...