Thạc Sĩ Khảo sát tinh dầu long não cinnamomum camphora (l) presl

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 11/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Nước Việt Nam chúng ta có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển phong phú và đa dạng. Những sản phẩm tự nhiên từ thực vật, chẳng hạn như tinh dầu và một số hợp chất thiên nhiên rất có giá trị trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Long não, hay còn gọi là Chương não, là một loại cây cho bóng mát khá quen thuộc đối với người Việt Nam. Trong cái nắng oi bức của vùng nhiệt đới, được thả mình trên con đường rợp bóng mát của cây long não sẽ làm cho người ta quên hết đi mọi mệt nhọc. Ngoài ra, vỏ và lá long não còn đem đến một mùi hương thật dễ chịu.
    Không chỉ là một cây cho bóng mát đơn thuần, theo dân gian, những ai bị cảm cúm, nóng sốt, chỉ cần hái một ít lá long não nấu thành một nồi xông, chỉ cần xông một lần cơ thể sẽ khỏe lên nhiều. Ngoài ra, theo y học của nhiều nước trên thế giới, trong cây long não có một hợp chất là camphor, có thể dùng làm thuốc trị rất nhiều bệnh như: hen suyễn, hạ nhịp tim hay dùng ngoài làm thuốc bôi trị lở loét, bong gân, đau khớp,
    Một chi tiết khá thú vị là cây long não có nhiều loại chemotype khác nhau, nhưng hợp chất camphor thì có nhiều trong trong tinh dầu của một loại cây long não được gọi là Hon-Sho, mà theo tiếng Nhật có nghĩa là cây long não thật. Hàm lượng camphor trong tinh dầu long não Hon-Sho chiếm trên 50%. Một chi tiết đáng lưu ý nữa là tất cả tinh dầu của các bộ phận cây long não đều có chứa camphor, và tùy theo từng bộ phận mà hàm lượng camphor nhiều hay ít.
    Chính vì sự lý thú về mặt phân loại cây và những tác dụng hữu ích mà tinh dầu long não đem lại đã thuyết phục chúng tôi nghiên cứu và khảo sát tinh dầu long não. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các phương pháp ly trích tinh dầu gỗ, vỏ và lá long não, bên cạnh đó chúng tôi khảo sát tính chất vật lý, hóa học và sinh học của tinh dầu và thử nghiệm khả năng điều trị bỏng của tinh dầu gỗ long não nhằm mở ra một bước ngoặc trong việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ tinh dầu long não tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa --------------------------------------------------------------------------------------------- Trang
    Mục lục------------------------------------------------------------------------------------------1
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt-----------------------------------------------------3
    Danh mục các bảng----------------------------------------------------------------------------4
    Danh mục các hình, đồ thị--------------------------------------------------------------------8
    MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------- 10
    Chương 1 - TỔNG QUAN---------------------------------------------------------------- 11
    1.1 Cây long não -------------------------------------------------------------------- 12
    1.1.1 Phân loại--------------------------------------------------------------- 12
    1.1.2 Mô tả thực vật-------------------------------------------------------- 16
    1.1.3 Phân bố---------------------------------------------------------------- 17
    1.1.4 Trồng trọt, chăm sóc - phòng trừ sâu bệnh----------------------- 18
    1.1.5 Thu hái, sử dụng ----------------------------------------------------- 19
    1.1.6 Tác dụng dược lý và công dụng ----------------------------------- 20
    1.2 Sơ lược về vi sóng ------------------------------------------------------------- 21
    1.2.1 Lí thuyết về vi sóng ------------------------------------------------- 21
    1.2.2 Đặc tính của vi sóng------------------------------------------------- 23
    1.2.3 Nguyên tắc làm nóng vật chất của vi sóng----------------------- 23
    1.3 Tinh dầu long não -------------------------------------------------------------- 25
    1.3.1 Lịch sử khai thác và sử dụng long não --------------------------- 25
    1.3.2 Phân loại tinh dầu long não ---------------------------------------- 28
    1.3.3 Các nghiên cứu ------------------------------------------------------ 30
    1.3.3.1 Tinh dầu từng bộ phận của cây long não ------------- 30
    1.3.3.2 Tinh dầu gỗ long não ----------------------------------- 32
    2
    1.3.3.3 Tinh dầu vỏ long não ----------------------------------- 36
    1.3.3.4 Tinh dầu lá long não ------------------------------------ 38
    1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và thành phần tinh dầu
    long não------------------------------------------------------------------------------- 45
    1.4 Vài nét về tổn thương bỏng ở da--------------------------------------------- 49
    1.4.1 Các mức độ bỏng ---------------------------------------------------- 49
    1.4.2 Các thời kỳ của bệnh bỏng ----------------------------------------- 50
    1.4.3 Cơ chế xâm nhập của vi khuẩn khi bỏng------------------------- 51
    1.4.4 Điều trị bỏng --------------------------------------------------------- 52
    Chương 2 - NGHIÊN CỨU--------------------------------------------------------------- 54
    2.1 Nguyên liệu --------------------------------------------------------------------- 55
    2.2 Giải phẫu học ------------------------------------------------------------------ 56
    2.3 Ly trích tinh dầu -------------------------------------------------------------- 57
    2.4 Chỉ số vật lý và hóa học ------------------------------------------------------ 70
    2.5 Thành phần hóa học ----------------------------------------------------------- 76
    2.6 Hoạt tính sinh học ------------------------------------------------------------- 84
    Chương 3 - THỰC NGHIỆM------------------------------------------------------------ 91
    3.1 Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị------------------------------------------------ 92
    3.2 Giải phẫu học tuyến tinh dầu ------------------------------------------------- 93
    3.3 Khảo sát ly trích tinh dầu ----------------------------------------------------- 93
    3.4 Xác định chỉ số vật lý --------------------------------------------------------- 95
    3.5 Xác định chỉ số hóa học------------------------------------------------------- 99
    3.6 Xác định thành phần hóa học------------------------------------------------104
    3.7 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn-----------------------------------------105
    3.8 Khảo sát khả năng trị bỏng của tinh dầu gỗ long não --------------------106
    Chương 4 - KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------110
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...