Luận Văn Khảo sát tính chất cơ học và vật lý của tre mỡ, tre gai , tre tàu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp

    Tên luận văn : “KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ VẬT LÝ CỦA TRE MỠ, TRE GAI , TRE TÀU “

    Khi sở hữu được luận văn này bạn sẽ được tìm hiểu thêm về “TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ VẬT LÝ CỦA TRE MỠ (Bambusa Vulgaris), TRE GAI (Bambusa Spinosa), TRE TÀU (Bambusa Iatiflora)”.Luận văn có thể dùng để làm tài liệu tham khảo , viết báo cáo , làm đồ án môn học , khóa luận tốt nghiệp . cho riêng bạn . Nó định hướng cho bạn trong việc lựa chọn đề tài và cách thức trình bày một luận văn của ngành lâm nghiệp của chúng ta như thế nào .

    Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm !

    Lời nói đầu :

    Cây tre luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, từ khi sinh ra và lớn lên cho đến khi trở về cõi chết. Nó là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nếu không có tre chắc chắn con người sẽ thiếu đi một phần thiết bị hữu hiệu trong công việc và thiếu đi sự hấp dẫn về tinh thần.
    Quả thế, tre được sử dụng để sản xuất các mặt hàng từ trong nhà cho đến ngoài trời, từ vật dụng nhỏ đến lớn, từ công cụ thô sơ đến tác phẩm mỹ thuật. Tre đã được các thi ca sánh như cái nôi không thể thiếu của làng quê, giúp bảo vệ nước non, đình làng, mùa màng và trở thành vũ khí đánh giặc.
    Ngày xưa vì có rất nhiều tre nứa, nên người ta không cần phải cố gắng sáng tạo, nhằm phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Ở thời điểm hiện nay, do sức ép về sự gia tăng dân số và sự khai thác đến cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu tre nứa. Trong tương lai nhu cầu về tre nứa ngày càng tăng và khoảng cách giữa cung với cầu càng lớn. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất, sử dụng bền vững và phát huy nguồn tài nguyên tre nứa.
    Mặt khác, diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm nhanh chóng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao của xã hội. Dù tre nứa là loại lâm sản ngoài gỗ nhưng với thế mạnh về trữ lượng lớn và chu kỳ khai thác ngắn, tre nứa đã và đang thay thế một phần nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp giấy và công nghiệp chế biến lâm sản. Các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao như : ván dăm tre, ván ghép thanh tre, ván tre gỗ kết hợp , các loại sản phẩm trang trí nội thất bằng tre nứa, song mây kết hợp và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang từng bước được hoàn thiện để giành chỗ đứng trên thị trường.
    Khảo sát tính chất của tre có tầm quan trọng lớn trong nghiên cứu khoa học. Những kết quả nghiên cứu về tính chất vật lí và cơ học của tre là một cơ sở có ý nghĩa vô vùng quan trọng đối với công nghệ chế biến, bảo quản, thương mại, đánh giá phẩm chất và định hướng sử dụng tre một cách hợp lý.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn 1
    Lời nói đầu 2
    Mục lục 3
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 6
    1.1. Tổng quan 6
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 8
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 8
    1.3. Nội dung nghiên cứu 8
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 9
    1.5. Giới hạn đề tài. 10
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    2.1. Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và phát triển 12
    2.1.1. Tre mỡ 12
    2.1.2. Tre gai 14
    2.1.3. Tre tàu 16
    2.2. Phương pháp mẫu 18
    2.3. Số lượng và quy cách mẫu thử 18
    2.4. Thông số kích thước của 3 loại tre 19
    2.5. Xác định tính chất vật lý 20
    2.5.1. Khối lượng thể tích 20
    2.5.2. Độ ẩm 21
    2.5.3. Điểm bão hoà thớ tre 24
    2.5.4. Độ co rút và dãn nở 25
    2.6. Xác định tính chất cơ học 27
    2.6.1. Ứng suất uốn tĩnh 28
    2.6.2. Ứng suất nén 31
    2.7. Phương pháp xử lý số liệu 35
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 36
    3.1. Kết quả khảo sát 36
    3.1.1. Khối lượng thể tích 36
    3.1.2. Độ ẩm 39
    3.1.3. Độ co rút và dãn nở 40
    3.1.4. Điểm bão hoà thớ tre 42
    3.1.5. Xác định tính chất cơ học 27
    3.1.6. Ứng suất uốn tĩnh xuyên tâm và tiếp tuyến 44
    3.1.7. Ứng suất nén dọc thớ và ngang thớ 45
    3.2. Kết quả thảo luận 49
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 50
    4.1. Kết luận 50
    4.2. Kiến nghị 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHỤ LỤC 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...