Luận Văn Khảo Sát Thực Trạng Về Việc Tổ Chức “Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp” Ở Một Số Trường Trung Học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài:
    1/ Tinh thần giáo dục hiện đại đã được thừa nhận: Lấy học sinh làm trung tâm, thực hành giáo dục dân chủ hóa, tôn trọng đầy đủ nhân cách học sinh, làm cho học sinh trở thành người chủ thật sự trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GD NGLL nói riêng.
    Các cán bộ giáo dục, các nhà sự phạm hiểu biết về các em không bao giờ làm thay thế các em, áp đặt các em phải làm theo sự chỉ bảo của mình, mà biết rằng phải hướng dẫn các em như thế nào nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, để hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu học sinh trở thành chủ thể của hoạt động.
    2/ Trong mọi hình thức hoạt động giáo dục, tạo điều kiện tối đa để học sinh phát huy vai trò tự chủ, tự giác, còn giáo viên là người định hướng, dẫn dắt, giáo viên phải yêu cầu cao và tôn trọng học sinh trong hoạt động.
    Hiệu quả giáo dục không chỉ là tạo dựng cho học sinh những thái độ, hành vi đúng đắn, mà quan trọng hơn là khả năng tự chủ, tự giáo dục của các em ở mức độ tương xứng với nhận thức và lứa tuổi.
    3/ Một trong những nét nổi bật của hoạt động giáo dục là làm cho học sinh nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc về nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện đúng quá trình giáo dục, tích lũy được kinh nghiệm, hình thành được nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong quan hệ xã hội.
    Trong mối quan hệ qua lại giữa người giáo dục và người được giáo dục, hoạt động giáo dục thực chất là hoạt động điều khiển và tự điều khiển. Giáo viên là người điều khiển giáo dục, còn học sinh là người tự điều khiển bản thân để đạt hiệu quả giáo dục. Sự tác động, sự điều khiển, điều chỉnh của các lực lượng giáo dục phải đạt đến mục tiêu tự điều khiển của người học. Thái độ chấp nhận, miễn cưỡng, tuân thủ máy móc các yêu cầu, hành vi nhất thời là kết quả của sự điều khiển một chiều, giáo dục chỉ có thể tạo ra và phát triển những nét phẩm chất nhân cách bền vững khi thực hiện có tác dụng kích thích động lực bên trong của học sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tạo ra động lực bên trong của sự phát triển nhân cách, mà việc tự điều khiển nhận thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của con người là yếu tố quyết định.
    4/ Trong thời kỳ công nghiệp hóa _ hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, công tác giáo dục không thể làm theo một khuôn mẫu định sẵn, áp đặt, mà phải phát huy được tư duy độc lập của học sinh, làm cho các em có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng
    2
    tạo, phát huy những cái mới trong hoạt động, giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ và nhân cách.
    5/ Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế _ xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách học sinh, có những bước phát triển mới hơn về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có hiểu biết tốt hơn, có những yêu cầu mới hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân, nhưng thực tế vẫn còn có các cán bộ giáo dục, những nhà sư phạm chưa nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ chức hoạt động giáo dục thỏa mãn được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông chưa thực sự tạo ra hiệu quả cao, chưa thể hiện tốt việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
    Trước yêu cầu cấp bách của lý luận và thực tiễn nêu trên, việc tìm ra các giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng là điều cần thiết.
    II. Mục đích nghiên cứu:
    1/ Đề tài này bước đầu tìm hiểu thực trạng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
    2/ Đề xuất một số phương hướng, biện pháp cần thiết để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trung học cơ sở
    III. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    IV. Đối tượng nghiên cứu
    Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    V. Giả thuyết khoa học
    Thực tế cho thấy, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp nếu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ góp phần thực hiện mục đích chung của quá trình giáo dục, hình thành nhân cách tốt cho học sinh.
    VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
    1/ Tìm hiểu lý luận việc phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    2/ Tìm hiểu thực trạng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trung học cơ sở tỉnh An Giang
    3
    3/ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trung học cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    VII. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết vấn đề đã nêu trên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm các phương pháp sau đây:
    1/. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm những vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL.
    2/. Điều tra:
    Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn và hướng dẫn đối tượng được điều tra trả lời.
    Chúng tôi điều tra trên 4 đối tượng:
    a./ Đối tượng chính: Các đồng chính giáo viên làm chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở (THCS) tỉnh An Giang. Số lượng 659 người, ở các trường sau đây:
    - Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới. Mõi trường 15 giáo viên.
    - Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Vĩnh An. Mõi trường từ 10 đến 15 giáo viên.
    - Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Trương Gia Mô, Vĩnh Mỹ. Mõi trường 10 giáo viên.
    - Huyện Tịnh Biên khải sát THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới Sơn, Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập, Tân Lợi, Vĩnh Trung. Mõi trường từ 5 đến 10 giáo viên.
    - Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hòa An, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông. Mõi trường 10 giáo viên.
    - Huyện Phú Tân khảo sát THCS; Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hoà, Phú Hưng, Phú Bình, Phú Hiệp, Hiệp Xương, Phú Thành, Phú Long. Mõi trường 10 giáo viên.
    - Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập, Thoại Giang, Định Thành, Định Mỹ, Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú. Mõi trường từ 4 đến 10 giáo viên.
    4
    b) Để có sự đánh giá khách quan từ nhiều phía, từ những đối tượng làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo chúng tôi điều tra 58 Hiệu trưởng và 58 Tổng phụ trách đội ở các trường THCS tỉnh An Giang. Cụ thể ở các trường sau đây:
    - Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đỉnh Chi, Phan Văn Trị, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Huệ, Mỹ Thới, Hùng Vương
    - Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập, Thoại Giang, Định Thành.
    - Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Hòa An, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Kiến An, kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông.
    - Huyện Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng, Phú Bình, Phú Hiệp.
    - Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Hanh.
    - Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Trương Gia Mô, Vĩnh Mỹ.
    - Huyện Tịnh Biên khảo sát THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới Sơn, Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập, Tân Lợi, Vĩnh Trung, An Nông.
    c) Để có sự đánh giá vô tư, khách quan từ cấp dưới, chúng tôi tiến hành điều tra thêm đối tượng thứ 3 là các học sinh ở trường THCS tỉnh An Giang, số lượng 1.020 em. Cụ thể ở 60 trường THCS sau đây:
    - Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới, HùngVương. Mõi trường 30 học sinh.
    - Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập, Thoại Giang, Định Thành, Định Mỹ, Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh, Vĩnh Phú. Mõi trường 12 đến 15 học sinh.
    - Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hòa An, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông. Mõi trường 20 học sinh.
    - Hyện Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng, Phú Bình. Mõi trường 10 học sinh.
    - Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Hanh, Vĩnh An. Mõi trường 15 đến 20 học sinh.
    5
    - Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS; Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Trương Gia Mô, Vĩnh Mỹ. Mõi trường 20 học sinh.
    - Huyện Tịnh Biên THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới Sơn, Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập. Mõi trường 10 đến 20 học sinh.
    3/. Phương pháp quan sát (dự tiết hoạt động giáo dục NGLL)
    4/. Phương pháp tọa đàm.
    5/. Thử nghiệm.
    6/. Phương pháp kế thừa sản phẩm đã nghiên cứu và những mô hình đã có
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...