Luận Văn Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã Thủy Biều

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cải thiện vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân không những là yếu tố cơ bản của cuộc sống mà còn là điều kiện tiên quyết để giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ em, phòng chống bệnh tật, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng Đây chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của con người, đặc biệt là người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy trong những năm qua, ngành Y tế nước ta đã có rất nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, tuyên truyền giáo dục người dân thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch nâng cao sức khoẻ.
    Trong các chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi ở nước ta hiện nay thì vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển khu vực này. Trong nhiều năm qua, công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại văn bản của Đảng, Nhà nước như nghị quyết Trung ương VIII, IX, chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói, giảm nghèo, chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2000-2020, nhằm tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người dân nông thôn, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo và từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được vẫn còn rất xa so với mục tiêu quốc gia. Theo điều tra của Cục y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), chỉ có 18% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà
    2
    tiêu đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Nghĩa là còn hơn 80% người dân nông thôn nước ta (hay khoảng 50 triệu người) chưa được sử dụng nhà tiêu đủ tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Điều này cho thấy hầu hết chất thải của con người chưa được xử lý đúng cách ở khu vực nông thôn gây ô nhiễm đáng kể nguồn đất, nước, thực phẩm và môi trường xung quanh. Mới chỉ có 12% người dân nông thôn có hành vi rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tới trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.
    Mặt khác, nước ta là một nước trong đó 70% dân số làm nghề nông, do vậy vấn đề sử dụng hóa chất BVTV của người dân cũng cần quan tâm. Việc sử dụng hóa chất BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang lại cũng đã đem đến những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái, đi ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Tình hình tái sử dụng chai lọ đựng hóa chất BVTV, việc súc rửa bình phun thuốc BVTV gây ô nhiễm nguồn nước mặt đã được báo chí đề cập gây lo ngại cho sức khỏe cộng đồng cũng là những thông tin liên quan đến vệ sinh môi trường cần quan tâm. Xuất phát từ các lý do nêu trên, chúng tôi muốn thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã Thủy Biều”, mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng vệ sinh môi trường tại xã Thủy Biều, thành phố Huế
    2. Đánh giá nhận thức về vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
     
Đang tải...