Luận Văn Khảo Sát Thực Trạng Của Việc Giảng Dạy Chương Trình Vật Lý Lớp 6, 7 Ở Tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần I : Mở đầu Trang 1
    Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu Trang 4
    Chương I : Cơ sở lí luận của đề tài 4
    I . Lí do đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 4
    II .Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 5
    III. Mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. 7
    IV. Quan điểm xây dựng chương trình và SGK THCS mới. 9
    V. Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở THCS 12
    VI. Chương trình môn vật lý THCS 15
    Chương II : Kết quả nghiên cứu. 20
    A. Đặc điểm Tỉnh An Giang. 20

    I. Đặc điểm tình hình tỉnh An Giang 20
    II. Dân số 21
    III. Đặc điểm văn hóa xã hội 22
    IV. Định hướng phát triễn chủ yếu về văn hóa , xã hội , giáo dục 23
    B. Kết quả khảo sát qua trao đổi với giáo viên và dự giờ . 24

    I. Khảo sát qua điều tra phỏng vấn giáo viên 24
    II. Khảo sát qua dự giờ và trao đổi với giáo viên 38
    Chương III: Những yếu tố dẫn đến kết quả giảng dạy chưa cao và giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy vật lý lớp 6, lớp 7 45
    I. Những nguyên nhân và thực tế dẫn đến kết quả giảng dạy chưa cao 45 II. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy 50
    III. Thiết kế bài dạy thực hành vật lý 54
    IV. Những đề xuất và kiến nghị 56
    Phần III. Kết luận 58
    - Tài liệu tham khảo 61
    - Phụ lục 62
    PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
    I . Lý do chọn đề tài :
    Từ nhiều năm qua theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển khai việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và cụ thể là từ năm học 2002-2004 đã thực hiện giảng dạy theo chương trình mới , SGK mới trong phạm vi cả nước cho lớp 3 và lớp 6 .
    Việc nghiên cứu và triển khai chương trình , SGK mới đã có những bước đi hợp lý , thận trọng và chu đáo . Nhưng một vấn đề lớn như vậy, khi triển khai rộng chúng ta cũng không lường trước được những khó khăn , trở ngại , những hạn chế mà thực tiễn giảng dạy ở các vùng miền khác nhau gặp phải .
    An Giang là một tỉnh biên giới có nhiều dân tộc , nhiều tôn giáo với những đặc trưng khác nhau về địa lý , trình độ và tính đa dạng trong văn hóa đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo của tỉnh mà trước hết là trường Sư phạm phải có những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương trong việc giải quyết nhiệm vụ thực tiễn .
    Vì vậy để đánh giá đúng việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới từ đó rút ra những thành công cũng như những hạn chế nhằm khác phục và nâng cao hiệu quả của việc đổi mới chương trình và SGK , chúng tôi chọn đề tài : " Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn vật lý lớp 6 và lớp 7 trên địa bàn tỉnh An Giang", nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phổ thông và chất lượng đào tạo giáo viên ở trường ĐHAG , góp sức mình vào sự nghiệp chung của Đảng , của Nhà nước ta.
    II . Đối tượng nghiên cứu :
    Đối tượng chính là : Thực trạng giảng dạy chương trình vậy lý lớp 6 , lớp 7 , tổ trưởng chuyên môn , ban giám hiệu các trường THCS , cán bộ phòng giáo dục và học sinh lớp 6 , lớp 7 đang học trong năm học 2003 –2004 và năm học 2004 - 2005.
    Sách giáo khoa , sách giáo viên , sách bài tập , các tài liệu liên quan và trang thiết bị phục giảng dạy và học tập theo chương trình mới ở các trường THCS .
    III . Giới hạn đề tài :
    1 . Địa bàn nghiên cứu trong tỉnh An Giang đó là :
    1 .1 Lựa chọn ngẫu nhiên các trường trong địa bàn tỉnh An Giang như sau :
    1
    a .Lựa chọn để dự giờ giáo viên dạy khối lớp 6 & 7 :
    + Thành phô Long Xuyên ( THCS Nguyễn Trãi ) , Thị xã Châu Đốc ( THCS Nguyễn Đình Chiểu ) Huyện An Phú ( THCS An Phú và THCS Đa Phước ) Huyện Tân Châu ( THCS Tân An ) Huyện Tịnh Biên ( THCS Xuân Tô ) Huyện Tri Tôn ( THCS Châu Lăng ) Huyện Phú Tân ( THCS Phú Mỹ ) Huyện Chợ Mới ( THCS Long Kiến ) Huyện Châu Phú ( THCS Quản Cơ Thành ) Huyện châu Thành ( THCS An Châu ) Huyện Thoại Sơn ( THCS Núi Sập và THCS Phú Hoà ) .
    b . Lựa chọn để điều tra phỏng vấn :
    + Tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý từ hiệu phó trở lên nguyên là giáo viên vật lý .
    + Loại hình trường học: trường công lập- nội trú dân tộc hoặc trường vùng núi cao, vùng xâu, vùng xa.
    1 .2 Các phòng giáo dục của các huyện .
    2 . Nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu những tương tác giữa nội dung và phương pháp , giữa thầy và trò , giữa nhà giáo và nhà quản lý , giữa nhà trường và địa phương , xoay quanh chương trình và sách giáo khoa mới ban hành .
    IV . Nhiệm vụ nghiên cứu :
    1 . Nghiên cứu thực tiễn về các vấn đề :
    - Tổ chức thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới .
    - Trình độ , khả năng của giáo viên và học sinh , thiết bị thí nghiệm , cơ sở vật chất , trường lớp có đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học hay không ?.
    - Hệ thống các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính chủ động , độc lập , tích cực của học sinh .
    - Hiệu quả học tập của học sinh.

    Rút ra những thành công , hạn chế và khó khăn trong việc thực hiện chương trình SGK mới , hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh .Từ đó sẽ đề xuất những biện pháp cụ thể khả thi để thực hiện tốt chương trình , nội dung SGK mới .
    2 . Nghiên cứu lý luận :
    - Các phương pháp dạy và học tích cực .
    - Cơ sở tâm sinh lý của hoạt động học tập tích cực và hiệu quả của các tác động điều khiển quá trình học tập .

    - Xây dựng cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp .
    V . Phương pháp nghiên cứu :
    1 . Phương pháp điều tra trực tiếp gồm :

    + Dự giờ dạy của giáo viên , để nắm được thực tiễn giảng dạy ở các trường
    2
    + Phỏng vấn giáo viên dạy lớp , tổ trưởng , ban giám hiệu nhà trường , lãnh đạo Phòng giáo dục , Sở Giáo dục – Đào tạo , phụ huynh học sinh , các tổ chức đoàn thể trong nhà trường .
    2 . Phương pháp trắc nghiệm khoa học và điều tra .

    + Sử dụng các phiếu hỏi góp ý kiến , có ký tên và không ký tên .
    + Sử dụng các phiếu trắc nghiệm về mức độ khó dễ của chương trình cũng như những ưu , nhựơc điểm , thuận lợi , khó khăn .
    3 . Phương pháp nghiên cứu sản phẩm .
    + Xem sổ ghi đầu bài , sổ mượn dụng cụ thí nghiệm , lịch thí nghiệm , sổ ghi điểm , kết quả đánh giá học lực của học sinh .
    VI . Đóng góp của đề tài .
    Đề tài nghiên cứu khoa học này có thể dùng làm tài liệu để bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên THCS trong các năm học tiếp theo , làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục về các vấn đề sau đây :
    1 . Là cơ sở thực tiễn của lý luận về các phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS trên địa bàn tỉnh An Giang là một chuyên đề thuộc nhóm các học phần nghiệp vụ đào tạo giáo viên THCS .
    2 . Là cơ sở thực tiễn để hoạch định chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cho các trường THCS .
    3 . Thiết kế loại bài học thí nghiệm thực hành vật lý theo kiểu học sinh tự định hướng nội dung bài học thí nghiệm , tự lập phương án thí nghiệm để đạt kết quả nghiên cứu và lĩnh hội tri thức .
    4 . Đề xuất phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên dạy lớp theo chu kỳ 2004 – 2007 , thực hiện theo yêu cầu của bản thân giáo viên và yêu cầu thực tiễn của các địa phương chứ không theo kế hoạch và nội dung ấn định sẵn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...