Luận Văn Khảo sát thực tế để vẽ mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá ngh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Khảo sát thực tế để vẽ mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình củatàu đánh cá nghề (lưới kéo, lưới vây, lưới rê) của tỉnh Bình Định


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    1.1. TỔNGQUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 2
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
    1.3.1. Mục tiêu của đề tài 3
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3
    1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI . 4
    1.4.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài: 4
    1.4.2. Giới hạn đề tài: . 4
    CHƯƠNG 2: ĐO ĐẠC VÀKHẢO SÁT THỰC TẾ 5
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐƯỜNG HÌNH CỦA TÀU ĐÁNH CÁ LƯỚI KÉO TĨNH
    BÌNH ĐỊNH 5
    2.1.1. Đặc điểm chung của tàu lưới kéo 5
    2.1.2. Đặc điểm chung đường hình của tàu cá lưới kéo tỉnh Bình Định . 5
    2.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ ĐƯỜNG HÌNH . 6
    2.3. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC VÀ KHẢO SÁT ĐƯỜNG HÌNH TÀU THỰC TẾ 11
    2.3.1. Thông tin chuyến biển tàu cá lưới kéo (BĐ10903) 11
    2.3.2. Kích thước các kết cấu cơ bản tàu cá lưới kéo (BĐ10903) 11
    2.3.3. Bản tọa độ đường hình và thông số cơbản của tàu cá lưới kéo
    (BĐ10903) . 11
    CHƯƠNG 3: VẼ MÔ PHỎNG TRONG AUTOSHIP . 14
    3.1. VẼ MÔ PHỎNG ĐƯỜNG HÌNH TÀU ĐÁNH CÁ NGHỀ LƯỚI KÉO BẰNG
    AUTOSHIP 14
    3.1.1. Sử dụng chương trình AutoCad v ẽ đường hình tàu 14
    3.1.2 Mô phỏng đường hình tàu đánh cá lưới kéo bằng Autoship . 16
    3.1.3 So sánh bảng tọa độ đường hình thực tế với bảng tọa độ đường hình suất từ
    Autoship . 25
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÍNH NĂNG TRONG AUTOSHIP ĐƯỜNG HÌNH
    TÀU CÁ BÌNH ĐỊNH . 29
    4.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ TĨNH THỦY LỰC 29
    4.1.1 Tạo khoang két trong Modelmaker 29
    4.2.2. Tính toán các yếu tố thủy tỉnh . 30
    4.3. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CHO TÀU . 34
    4.3.1. Tính trọng lượng và trọng tâm tàu không. . 34
    4.3.2. Các trường hợp tải trọng . 36
    4.3.3. Tiêu chuẩn Việt Nam 7111 2002 36
    4.3.4. Tiêu chuẩn thời tiết . 36
    4.3.5. Tính ổn định tàu cá theo tiêu chuẩn TCVN 7111 –2002 và tiêu chuẩn
    thờitiết cho các trường hợp tải trọng nguy hiểm . 37
    4.4. ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐINH CỦA TÀU CÁ LƯỚI KÉO . 54
    viii
    4.4.1 Trường hợp 1: Tàu ra ngư trường với 100% dự trữ 54
    4.4.2 Trường hợp 2: Tàu về bến 10% dự trữ , 100% cá . 54
    4.4.3 Trường hợp 3 : Tàu về bến 20% cá, 70% đá và 10% dự trữ. 55
    4.4.4 Trường hợp 4: Tàu trên ngư trường, trong các hầm không có cá, mẻ lưới
    ướt trên boong,100 % đá và muối, 25% dự trữ. 57
    4.4.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC 57
    4.5. TÍNH SỨC CẢN TÀU KÉO TRONG AUTOPOWER 65
    4.5.1 Tính sứccản tàu lưới kéo . 65
    4.5.2. Thiết kế chân vịt và tính lực đẩy tàu thủy 71
    4.5.3 Kết luận . 74
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    5.1 KẾT LUẬN . 75
    5.2. KIẾN NGHỊ 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77


    LỜI NÓI ĐẦU
    Số lượng tàu cá trong tỉnh Bình Định tăng rất nhanh về số lượng và nhiều
    loại nghề khác nhau góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng trong thực tế đa số
    tàu cá trong tỉnh là không có hồ sơ kỹ thuật, chỉ có hồ sơ hoàn công để quản lý. Đây
    là bài toán khó cho cơ quan chức năng cho việc quản lý tình hình hoạt động tàu cá
    của tỉnh. Bên cạnh đó qua số liệu hàng năm của cơ quan quản lý vẫn có rất nhiều
    tàu bị tai nạn do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả khai thác còn thấp
    Trước những vấn đề đó để góp phần vào việc tìm hiểu việc phát triển các ưu điểm
    và khắc phục các nhược điểm giúp tàu đánh cá tỉnh Bình Định hoạt động an toàn và
    hiệu quả hơn, nhà trường giao cho tôi thực hiện đề tài:
    “Khảo sát thực tế để vẽ mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship
    đường hình của tàu đánh cá nghề (lưới kéo, lưới vây, lưới rê) của tỉnh Bình
    Định”
    Tuy nhiên đây là một vấn đề khoa học khó, không chỉ yêu cầu những kiến
    thức sâu về chuyên môn mà còn đòi hỏi những khả năng khác đặc biệt là khả năng
    tư duy, sáng tạo và tính kiên trì. Do đó mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng nội dung
    thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiết sót. Kính mong nhận được những chỉ
    bảo, ý kiến đóng góp của thầy.


    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Đứng trước thựctrạng tàu cá của tỉnh Bình Định nói riêng và cả nước nói
    chung không có hồ sơ kỹ thuật, việc quản lý tình hình hoạt động tàu cá của tỉnh chỉ
    dựa vào hồ sơ hoàn công. Tình hìnhđóng mới tàu cá tỉnh Bình Định đóng theo kinh
    nghiệm dân gian,theosở thích mỗi chủ tàu và kinh nghiệm từng thợ đóng tàu. Kinh
    nghiệm của dân gian là đúng và cũng đã được thực tế kiểm chứng lànó vẫn tồn tại
    cho đến nay nhưng nó vẫn có nhược điểm là thiếu khoa học, được thể hiện qua các
    số liệu hàng năm vẫn có rất nhiều tàu bị tai nạn, hiệu quảkinh tế còn thấpdo nhiều
    nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất do chưa đảm bảo các
    tính năng của tàu trước khi cho tàu ra biển gọi chung là các tính năng hàng hải bao
    gồm: tính nổi, tính ổn định, tính chống chìm, tính lắc, tính giữ hướng và quay trở,
    tốc độ
    Muốn làm rõ thực trạng trên đã đưa ra đề tài “Khảo sát thực tế để vẽ mô
    phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề
    (lưới kéo, lưới vây, lưới rê) của tỉnh Bình Định”. Để vẽ mô phỏng và phân tích
    đánh giá tính năng tàu xem tính năng tàu tốt hay xấu vàtìm ra những mặt hạn chế
    nào làm cho tàu chưa đảm bảo tính năng. Đưa ra phương pháp để khắc phục mặt
    xấuđó và phát huy tối đa những mặt tốt giúp tàu cá Bình Định hoạt động an toàn và
    hiệu quả hơn.
    1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
    Việcvẽ mô phỏng trong Autoship đường hình tàu cá có ý nghĩa rất cần thiết
    cho việc tính toán các tính năng hàng hải của tàuvì đường hình tàu là một trong
    những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính năng hàng hải của tàu đặc biệt là tính ổn
    định tàu.
    Để vẽ mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình tàu cá có
    kết quả đúng và sát với thực tếcần phải có các thông số cơ bản của tàu và bảng tọa
    độ đường hình. Nhưng trong thực tế hầu hết tàu cá tỉnh Bình Định nói riêng và cả
    3
    nước nói chung không có hồ sơ kỹ thuật, ngoài ra việc đóng mới tàu cá tỉnh Bình
    Định đóng theo kinh nghiệm dân gian.
    Vấn đề đặt ra phải xác định được thông số cơ bản và bản tọa độ của tàu. Nên
    trong đề tài tôi đã áp dụng phương pháp đo trực tiếp tọa độ đường hình tàu mẫu
    bằng thiết bị đo tọa độ đường hình,vẽ mô phỏng đường hình tàu và phân tích tính
    năng của tàu trong Autoship.
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.3.1.Mục tiêu của đề tài
    Với tình hình thực tế của tàu cá tỉnh Bình Định được phân tích ở phần tổng
    quan đề tài, qua sốliệu hàng năm vẫn cónhiều tai nạn, hiệu quả khai thác không
    cao. Qua thực trạng trên đã đưa ra đề tài“Khảo sát thực tế để vẽ mô phỏng và
    phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề (lưới kéo,
    lưới vây, lưới rê) của tỉnh Bình Định”
    Với mục đích vẽ mô phỏng đường hình tàu qua đó phân tích và đánh giá
    tính năng xem tính năng tàu tốt hay xấu. Từ đó đưa ra phường pháp khắc phục mặt
    chưa được và phát huy tối đa những mặt tốtsẵn có giúp cho tàu cá tỉnh hoạtđộng
    an toàn vàhiệu quả cao hơn.
    Đề tài được xây dựng trên cơ sở đi thực tế tại tỉnh Bình Địnhvới mục đích
    cuối cùng áp dụng kết quả đề tài vào thực tế tàu cá của tỉnh giúp cho tàu cá hoạt
    động an toàn và có hiệu quả cao hơn.
    1.3.2.Phương pháp nghiên cứu
    Các bước thực hiện đề tài như sau:
     Lựa chọn một số tàu đánh cá điển hình của tỉnh Bình Định để đo.
     Sử dụng công cụđo tọa độ đường hình để đo tàu mẫu.
     Vẽ lại đường hình tàu bằng phần mềm AutoCad.
     Vẽ mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình tàu cá
     Kết luận kết quả làm được và đề xuất ý kiến.
    4
    1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
    1.4.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
    1. Chương 1: Đặt vấn đề
    2. Chương 2: Đo đạc, khảo sát thực tế
    3. Chương 3: Vẽ mô phỏng trongAutoship
    4. Chương 4: Phân tích tính năng trong Autoship đường hình
    tàu cá Bình Định
    5. Kết luận và kiến nghị
    Để kết quả càng tin cậy hơn cần thực hiện trên nhiều tàu khác nhau. Tuy
    nhiên do thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện trên ba tàu thuộc mẫu tàu đánh cá
    nghề (lưới kéo, lưới vây, lưới rê) của tỉnh Bình Định.
    1.4.2. Giới hạn đề tài:
    Nội dung nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn đối với tàu cá vỏ gỗ tỉnh Bình Định
    còn các vật liệu khác không nghiên cứuđến.


    CHƯƠNG 2: ĐO ĐẠC VÀKHẢO SÁT THỰC TẾ
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐƯỜNG HÌNH CỦA TÀU ĐÁNH CÁ LƯỚI KÉO TĨNH
    BÌNH ĐỊNH
    2.1.1.Đặc điểm chung của tàu lưới kéo
    Là một trong những phương thức đánh bắt công nghiệp có tính chủ động
    cao, mang lại năng suất và sản lượng cao. Tuy nhiên đây là loại lưới có sức tàn phá
    ngư trường mạnh nhất.
    Trong quá trình khai thác tàu chỉhoạt động theo một hướng với một vận tốc
    ít thay đổi, yêu cầu tốc độ không cao.
    Các hình thức đánh cá: có hai hình thức đánh cá lư ới kéo lá kéo đ ơn và kéo đôi
     Kéo đơn dùng một tàu để kéo lưới.
     Kéo đôidùng hai tàu hoặc nhiều tàu để kéo lưới.
    Hình 2.1: Kết cấu lưới kéo đơn
    1-Đụt lưới 2-Dây giềng lực 3-Dây chia đụt 4- Túi 5-Vòng thắt đụt
    6-Thân lưới 7-Lưới chắn 8-Giềng hông 9-Giềng chì 10-Giềng
    phao 11-Dây tam giác 12-Dây nối đụt 13-Que ngáng và quả cầu
    chống xoắn 14-Dây đỏi 15-Ván lưới 16-Dây chuyển tiếp
    17-Dây cáp kéo
    2.1.2. Đặc điểm chung đường hình của tàu cálưới kéo tỉnh Bình Định
    Qua việt khảo sát thực tế tôi thấy tàu cá tỉnh Bình Định đóng theo kiểu mẫu
    dân gian phụ thuộc rất nhiều vào người thợ và yêu cầu của chủ tàu. Nhưng hầu hết
    các tàu đánh cá Bình Định hiện nay có đặc điểm đường hình gần giống nhau.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Gia Thái “ Tự Động Hóa Thiết Kế Tàu Thủy ”, nhà xuất bản khoa học kỹ
    thuật2010.
    2. Trần Công Nghị, “Sổ tay thiết kế tàu thủy”, nhà xuất bản xây dựng.
    3. Trần Gia Thái “Bài giảng lý thuyết tàu”, Trường Đại học Nha Trang, lưu hành
    nội bộ.
    4. Phạm Thanh Nhựt “Bài giảng kỹ thuật vẽ tàu trên máy tính”, Trường Đại Học
    Nha Trang, lưu hành nội bộ.
    5. Trần Công Nghị “ Lý Thiết Tàu ”Nhà xuất bản Đại Học QuốcGia TP Hồ Chí
    Minh
    6. Trần Công Nghị -KS Nguyễn Bân “ Lý Thiết Tàu ” Nhà xuất bản Đại Học Giao
    Thông Vận Tải.
    7. Đăng Kiểm Việt Nam(2002) “Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ”,
    TCVN 7111:2002.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...