Luận Văn Khảo sát thực tế để mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề (

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Khảo sát thực tế để mô phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề (vó, vây rút chì, lưới kéo, lưới rê) của tỉnh Ninh Thuận


    MỤC LỤC
    LỜI CẢMƠN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH . v
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 2
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NỘI
    DUNG NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. 2
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu . 2
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 3
    1.2.3. Nội dung nghiên cứu. 3
    1.2.4. Giới hạn nội dung đề tài. . 3
    1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM AUTOSHIP, ỨNG DỤNG CỦA PHẦN
    MỀM AUTOSHIP TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3
    CHƯƠNG 2: ĐO ĐẠC, KHẢO SÁT THỰC TẾ 5
    2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỌA ĐỘ ĐƯỜNG HÌNH. 5
    2.2.KẾT QUẢ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT THỰC TẾ TÀU LƯỚI KÉO. . 10
    CHƯƠNG 3: VẼ, MÔ PHỎNG BỀ MẶT VỎ TÀU TRONG AUTOSHIP 14
    3.1. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH TỰ DỰNG MÔ HÌNH TÀUĐÁNH CÁ LƯỚI
    KÉO TRONG AUTOSHIP. . 14
    3.1.1. Dựng sườn trong autocad . 14
    3.1.2. Dựng mô hình tàu 90505 vào autoship 16
    1. Tạo dự án tàu 90505. 16
    2. Đưa mô hình tàu 90505 vào autoship. . 16
    3. Chỉnh trơn tàu 90505. . 19
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÍNH NĂNG TRONG AUTOSHIP 30
    - iii -4.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ TÍNH NỔI BẰNG TAY. . 30
    4.2. Tính các yếu tố thủy tĩnh bằng modun Autohydro. 31
    4.3.Tính ổn định tàu bằng modun Autohydro. 36
    4.3.1.Tính trọng lượng và trọng tâm tàu không 36
    4.3.2.Các trường hợp tải trọng tính toán. . 37
    4.3.3.Tính toán ổn định trong modun Autohydro. . 39
    4.3.4. Kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn thời tiết . 48
    4.4. Tính sức cản tàu bằng modun autopower. 54
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 59
    5.1. KẾT LUẬN . 59
    5.2. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
    PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC I: BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG TÀU KHÔNG.
    PHỤ LỤC II: BẢNG TÍNH CÁC YẾU TỐ THỦY TĨNH.


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây số lượng tàu cá của nước ta tăng lên một cách
    đáng kể. Nhưng một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là việc các tàu khai
    thác không đảm bảo an toàn cho ngư dân, các vụ tai nạn tàu cá trên biển diễn ra
    ngày một tăng gây thiệt hại lớnđến tính mạng của người dân và kinh tế đất nước.
    Trước thực trạng đó đang đặt ra cho những người quản lý, người thiết kế một bài
    toán khó. Mọi cố gắng nỗ lực nhằm giảm thiểu tai nạn tàu cá hiện nay đang đi vào
    bế tắc. Một phần nguyên nhân chính là việc đóng mới các tàu cá hiện nay ở nước ta
    chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian. Vậy câu hỏi đặt ra với nhữngmẫu tàu như
    thế thì tính năng có thực sự tốt? Đường hình như vậy đã hợp lý chưa? Cho đến hiện
    nay những câu hỏi đó vẫn chưa thực sự có câu trả lời thỏa đáng. Mặc dù cũng có
    không ít những đề tài nghiên cứu đánh giá về ổn địnhtàu, thống kê tìm ra những
    nguyên nhân gây tai nạn nhưng thực tế vẫn chỉ còn nằm trong lý thuyết, ngư dân
    vẫn sử dụng những mẫu tàu đóng theo kinh nghiệm mà thực tế những tính năng
    không được tính toán trước. Với mong muốn xác định chính xác lại mẫu đường
    hình và phân tích chính xác nhất các tính năng tàu đề tài “ Khảo sát thực tế để mô
    phỏng và phân tích tính năng trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề
    (vó, vây rút chì, lưới kéo, lưới rê) của tỉnh Ninh thuận”là một lời giải cho bài
    toán đang đặt ra. Đề tài gồm 5nội dung chính sau:
    Chương I : Đặt vấn đề.
    Chương II : Đo đạc, khảo sát thực tế.
    Chương III : Vẽ mô phỏng trong Autoship.
    Chương IV : Phân tích tính năng theo nghề.
    Chương V : Kết luận và kiến nghị.


    CHƯƠNG 1:
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
    Ninh Thuận là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước. Ngành khai thác
    thủy sản chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế tỉnh.Với mong muốn nâng cao
    hiệu quả khai tháccá thì các tàu khi đánh bắt phải đảm bảo được độ an toàn cần
    thiết. Thực tế vấn đề trên từ lâu đã được các cấp,ban ngành quan tâm tới. Các tàu
    hiện nay đều có các bản vẽ thiết kế hoàn công và tính toán các tính năng sau khi đã
    được đóng mới và cấp giấy hoạt động trên biển. Nhưngxét chung cho thấy các bản
    vẽ trong thiết kế hoàn công chỉ mang tính chất thủ tục, độ tin cậy không cao. Trước
    hết là từ việc đo đạc và vẽ đường hình trong thiết kế là không sát với tàu thực tế ở
    chỗ mỗi con tàu được vẽ chỉ dựa trên các thông số L, B,T và 3 –4 sườn đo đạc. Từ
    đường hình không chính xác dẫn đến việc đánh giá các tính năng tàu không đúng.
    Do vậy việc các tàu được đánh giá là ổn định nhưng khi khai thác, tàu vẫn gặp tai
    nạn là điều vẫn xảy ra. Để có được đánh giá được sát thực hơn thì phải có những
    khảo sát, đo đạc thực tế tàu tại địa bàn tỉnh, để từ đó xây dựng lại đường hình thực
    của tàu khảo sát. Khi đường hình đo đạc chính xác thì các phân tích và tính toán cho
    tính năng của tàumới thực sự đúng, và câu trả lời cho bài toán tai nạn tàu sẽ rõ ràng
    hơn.
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NỘI
    DUNG NGHIÊN CỨU, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu.
    Mặc dù vấn đề các tàu gặp tai nạn ngày một tăng nhưng các cơ quan chức
    năng hiện nay vẫn chưa có biện pháp gì làm giảm bớt số lượng tai nạn, mà chỉ đưa
    ra các khuyến cáo đối với người dân. Việc này thể hiện sự bế tắc trong việc giảm
    thiểu tai nạn đối với các tàu nghề cá của nước ta. Do vậy nhằm giảm các tai nạn
    không đáng có cho các tàu thì việc cần thiết là phải xác định được chính xác đường
    - 3 -hình của tàu từ đó phân tích các tính năng của tàu thực tế để đưa ra những ưu nhược
    điểm của tàu và có những thay đổi cần thiết.
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.
    Để đảm bảo tính chính xác cho việc tính toán và kiểmnghiệm tính năng của
    tàu, đề tài cần thiết phải đi thực tế để đo đạc một số mẫu tàuđặc trưng tại địa bàn
    tỉnh Ninh Thuận. Sau khi lấy được đường hình chính xác, mẫu tàu đo đạc được đưa
    vào phần mềm autoship để mô phỏng và phân tích tính năng.
    1.2.3. Nộidung nghiên cứu.
    Với tên gọi của đề tài “Khảo sát thực tế để mô phỏng và phân tích tính năng
    trong Autoship đường hình của tàu đánh cá nghề (vó, vây rút chì, lưới kéo, lưới rê)
    của tỉnh Ninh Thuận, nhìn một cách tổng thể đề tài bao gồm 2 vấn đề chính sau:
    1. Khảo sát thực tế tàu đánh cá nghề (vó,vây rút chì, lưới kéo, lưới rê) của
    tỉnh Ninh Thuận.
    2. Mô phỏng và phân tích tính năng mẫu tàu trong Autoship.
    Hướng tiếp theo để phát triển đề tài ở mức cao hơn là từ những phân tích trên
    tàu thực tế đưa ra những đánh giá chính xác đường hình mẫu tàu của tỉnh Ninh
    Thuận. Từ đánh giá đó trả lời cho câu hỏi đường hình như vậy có cần phải thay đổi
    không? Và thay đổi như thế nào để tính năng của tàu được tốt hơn? Mục đích của đề
    tài là tìm ra những ưu khuyết điểm thực tế của tàu để cải thiện nhằm giảm thiểu
    những tai nạn cho mẫu tàu của tỉnh Ninh Thuận.
    1.2.4. Giới hạn nội dung đề tài.
    Do thời gian có hạn nên tôi không thể mô phỏng phân tích hết các mẫu tàu
    khảo sát, mặt khác việc thực hiện đề tài theo nhóm nên mỗi thành viên sẽ thực hiện
    một mẫu tàu khác nhau. Trong giới hạn nội dung đề tài thực hiện tôi chỉ phân tích
    một mẫu tàu lưới kéođiển hìnhcủa tỉnh Ninh Thuận.
    1.3. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM AUTOSHIP, ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM
    AUTOSHIP TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
    Autoship là một bộ phần mềm gồm 6 modun nhỏ với các tính năng thiết kế
    khác nhau.
    - 4 -- Autopower (Tính sức cản và thiết bị đẩy ).
    - Autohydro (Tính thủy tĩnh và ổn định ).
    - Autoship (Thiết kế tuyến hình và kết cấu tàu).
    - Autoplate (Khai triển kết cấu, tôn bao).
    - Autonest (Triển khai cắt trên CNC).
    - Cad systems (Tự động cắt tôn và chế tạo kết cấu ).
    Trong đề tàichúng tôi không trình bày cụ thể các chức năng của các modun
    mọi vấn đề liên quan đến phần mềm đều được trình bày rất cụ thể trong sách “ Tự
    động hóa thiết kế tàu thủy ” của thầy Trần Gia Thái.
    Đối với đề tài thực hiện chỉ sử dụng 3 trong 6 modun hiện hành của autoship
    là modun Autoship, Autohydro, Autopower.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Gia Thái “ Tự động hóa thiết kế tàu thủy ”
    Trường đại học Nha Trang.
    2. Nguyễn Đức Ân ,”Lý thuyết tàu thủy tập 1”
    Đại học giao thông vận tải – Tp HCM.
    3. Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7111 –2002
    Phạm Phân Cấp Và Đóng Tàu Cá Biển Cỡ Nhỏ.
    Hà Nội –2002.
    4. Trần Gia Thái “ Lý thuyết tàu ”.
    Trường đại học Nha Trang.
    5. Trần Công Nghị “Lý thuyết tàu tập 2: Sức cản vỏ tàu và thiết bị đẩy tàu ”.
    Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...