Luận Văn Khảo sát thực tế chi phí kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thanh hải

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
    THƯƠNG MẠI

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH.
    1. Những khái niệm về chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.

    Hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là mua và bán hàng hoá nhằm thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác của doanh nghiệp .
    Để thực hiện các mục tiêu của mình doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.
    Các chi phí phát sinh trong từng ngày, từng giờ ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định.
    Trước hết là các chi phí phát sinh ở khâu mua hàng, đó là các chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi mua tới kho của doanh nghiệp , chi phí tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên chuyên trách ở khâu mua và các tạp vụ có liên quan đến khâu mua hàng hoá trong một thời gian nhất định.
    Tiếp đến là chi phí ở khâu dự trữ và tiêu thụ hàng hoá. Các chi phí này bao gồm chi phí trọn lọc, đóng gói, bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ kho của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, tiền thuê kho bãi tạp vụ, chi phí sử dụng đồ dùng, khấu hao TSCĐ, quảng cáo và các chi phí có liên quan khác.
    Ngoài các chi phí kể trên là các chi phí có liên quan đến quản lý doanh nghiệp thương mại. Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn phải thực hiện các nghiệp vụ kinh tế khác như đầu tư liên doanh, liên kết, nhượng bán,thanh lý TSCĐ, mua bán chứng khoán, đầu tư vào hệ thống tín dụng nhằm thu lợi, bảo toàn vốn kinh doanh . Các hoạt động kinh tế cũng đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong kỳ, các khoản chi phí này sẽ được bù đắp bằng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại trrong kỳ.
    Như vậy từ góc độ doanh nghiệp có thể thấy rằng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí phát sinh từ khâu mua vào dự trữ đến khâu bán ra và các chi phí có liên quan đến đầu tư vốn ra ngoài và được bù đắp bằng thu nhập hoặc doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong kỳ đó.
    Trong nền kinh tế thị trường các chi phí đã nêu ở trên đều biểu hiện bằng tiền, vì vậy có thể nói rằng chi phí của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vật chất sức lao động liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp thu nhập hoặc doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
    Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện hao phí sức lao động cá biệt của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó là căn cứ để xác định số tiền phải bù đắp thu nhập của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Mặt khác do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời nhất định có nhiều loại chi phí phát sinh không phục phụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong kỳ và đồng thời cũng không được bù đắp bằng doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong thơì kỳ đó. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp để có những biện pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách thích hợp, cụ thể với từng khoản mục chi phí .
    2. Nội dung chi phí kinh doanh
    Chi phí kinh doanh thể hiện qua 10 nội dung sau đây:
    2.1. Chi phí vận chuyển hàng hoá.
    Là những chi phí phát sinh trong toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá từ lúc mua vào đến lúc bán ra. Chi phí này bao gồm cước phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, khuân vác và vận tải.
    - Cước vận chuyển là số tiền thanh toán về vận chuyển hàng hoá thuê ngoài và toàn bộ chi phí tiền lương, bảo hhiểm xã hội, khấu hao TSCĐ, xăng dầu .cho phương tiện vận chuyển chuyên dùng của doanh nghiệp . Do mỗi loại phương tiện có giá cước phí khác nhau nên các khoản chi phí này phải tính riêng cho từng phương tiện.
    Trong trường hợp đi thuê các đơn vị ngoài vận chuyển, khoản tiền trả cho các chủ phương tiện như sau:
    Cước phí vận chuyển = Khối lượng hàng hoá phải tính cước vận chuyển(Tấn) x Độ dài quãng đường vận chuyển (Km) x Cước giá, đơn giá Tấn/Km

    Khối lượng hàng hoá phải tính cước vận chuyển = Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực tế = Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển thực tế
    1- Tỷ lệ cước phí khống Hệ số sử dụng trọng tải
    Hệ số bao bì = Trọng lượng hàng hoá có bao bì
    Trọng lượng hàng hoá không có bao bì

    Hệ số tính cước = Trọng tải phương tiện
    Trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển
    - Tiền bốc dỡ, bốc vác là khoản chi phí để thuê công nhân để bốc dỡ, khuân vác hàng hoá lên hoặc xuống các phương tiện vân tải hoặc từ các phương tiện vận tải vào kho của doanh nghiệp hoặc ngược lại, kể cả thuê phương tiện bốc dỡ.
    - Tạp phí vận tải là tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá , bao gồm các khoản chi phí như chi phí thuê kho, thuê bãi tạm thời, tiền qua đò, qua cầu, qua phà và các khoản chi phí cần thiết để bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển, tiền sửa chữa cầu đường để giảm chi phí bốc vác.
    Nhìn chung trong quá trình hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại thì chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đặc biệt là thương mại bán buôn.
    2.2. Chi phí khấu hao TSCĐ.
    Là khoản tiền trích ra do TSCĐ bị hao mòn, trong quá trình sử dụng và tái sản xuất vốn cố định của đơn vị theo đặc điểm của hình thành và sử dụng quỹ khấu hao. Chi phí này có thể được phân loại như nhau:
    - Tiền khấu hao cơ bản: Dùng để đổi mới TSCĐ.
    - Tiền khấu hao sửa chữa lớn: Dùng để khôi phục lại giá trị hao mòn TSCĐ
    Cách xác định chi phí khấu hao TSCĐ phải thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ - CSTS ban hành ngày 14/11/1996 của bộ trưởng Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
    - Khi xác định chi phí khấu hao TSCĐ phải chú ý đến những vấn
    - Thời gian trích khấu hao được xác định dựa vào 4nhân tố sau
    + tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế.
    + Hiện trạng TSCĐ.
    + Mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ.
    + Đúng với khung thời gian sử dụng TSCĐ của nhà nước.
    - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian khấu hao TSCĐ dìa hơn hay ngắn hơn so với quy định của nhà nước thì doanh nghiệp phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng TSCĐvà trình độ tài chính xem xét quyết định. Phương pháp trính khấu hao TSCĐ.
    - TSCĐ trong doanh nghiệp được trính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nội dung như sau:
    + Căn cứ quyết định trong chế độ này doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ và đăng ký với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.
    Xác định khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau:

    Mức khấu hao Trung bình Hàng năm = Nguyên giá TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao
    Thời gian sử dụng
    Doanh nghiệp được phép lấy tròn số đến con số hàng đơn vị chop mức tính khấu hao trung bình hàng năm chia cho 12 tháng.
    Trường hợp thời gian sử dùng thay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức tính khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại ( được xác định là chêch lệch giữa thời gian sử dụng đã đă ký trừ thời gian đã sử dụng của tài sản ).
    Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao mức tính khấu hao của TSCĐ được hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Những tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải tính khấu hao.
    -TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp cất giữ, bảo quản.
    - TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và giữ hộ.
    - TSCĐ phục phụ hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, CLB, nhà truyền thống, nhà ăn . tài sản của các đơn vị, xí nghiệp quốc phòng , ( trừ những đơn vị hoạch toán kinh tế ) .
    - TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng thì doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và sử lý tổn thất theo quy định hiện hành. Đối với TSCĐ đang chờ quyết định thanh lý tính từ thời điểm TSCĐ ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thôi trích khấu hao theo quy định hiện hành.
    Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản thì chi phí sửa chữa thực tế hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong năm. Nếu chi phí sửa chữa một lần quá lớn thì được phân bổ cho năm sau. Đối với TSCĐ đặc thù thì việc sửa chữa lớn có tính chất chu kỳ thì doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí kinh doanh trên cở sở dự toán, chi phí sửa chữa lớn của doanh nghiệp sau khi có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý vốn và tài sản bằng văn bản. Nếu tính trước thấp hơn số thực chi thì được hoạch toán thêm số chênh lệch về chi phí nếu cao hơn thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

    [​IMG]
     
Đang tải...