Luận Văn Khảo sát thành phần thiên địch (Vật ăn mồi) của rầy nâu hại lúa tại Châu Thành, An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, côn trùng có ích đã được quan tâm ứng dụng trong quản lý dịch hại cây trồng. Đề tài được tiến hành tại năm địa bàn (Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An và Vĩnh Nhuận) thuộc huyện Châu Thành tỉnh An Giang từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 02 năm 2010, điều tra 50 hộ trồng lúa bằng phương pháp điều tra nông dân, sau đó chọn lại trên mỗi địa bàn 3 ruộng tiêu biểu (ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như không sử dụng thuốc 40 NSS, phun thuốc theo phương pháp bốn đúng) để khảo sát về thành phần và sự đa dạng của các loại côn trùng thiên địch. Kết quả điều tra nông dân trên 50 hộ trồng lúa, ghi nhận nông dân ở Châu Thành về hiện trạng canh tác, biện pháp quản lý dịch hại, đa số các hộ trồng lúa có sự hiểu biết về thiên địch, 100% hộ điều tra sử dụng thuốc trừ sâu để trừ côn trùng gây hại. Kết quả điều tra ngoài đồng đã phát hiện được 77 loài côn trùng thuộc 10 bộ côn trùng (Coleoptera, Orthoptera, Hemiptera, Odonata, Dermaptera, Hymenoptera, Diptera, Thysanoptera, Homoptera, Lepidoptera), 44 họ. Với 45 loài côn trùng thiên địch, 21 loài sâu hại và 11 loài côn trùng chưa rõ vai trò trong hệ sinh thái. Mật số rầy nâu và sâu cuốn lá cao trên các ruộng lúa khảo sát, điều này đã đưa đến mật số thiên địch cao trên ruộng lúa. Nhóm thiên địch trên các ruộng khảo sát, trong đó đa dạng nhất là bọ rùa Coccinellidae có 4 loài, bao gồm Coccinella transversalis, Harmonia octomaculata, Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus. Chúng hiện diện trên cây lúa trồng ở khắp các địa bàn khảo sát. Trong bốn loài thì có hai loài (Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus) xuất hiện phổ biến và chúng tôi chọn hai loài này tiến hành khảo sát trong phòng thí nghiệm, thử khả năng ăn mồi và chu kỳ phát triển của chúng. Kết quả khảo sát về chu kỳ phát triển của 2 loài Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus đều ghi nhận cả hai có chu kỳ phát triển ngắn, trên dưới một tháng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0: 28 - 300C, H%: 75 – 85%): vòng đời của Micraspis discolor biến động từ 26 - 29 ngày (TB: 27,7 ± 0,04 ngày), vòng đời của Menochilus sexmaculatus biến động từ 21 - 29 ngày (TB: 25,9 ± 0,12 ngày). Với khả năng ăn mồi rất cao, hai loài Bọ rùa Menochilus sexmaculatus, Micraspis discolor đều tỏ ra có triển vọng trong công tác phòng trừ sinh học trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
    ii
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Cảm tạ i
    Tóm lược ii
    Mục lục iii
    Danh sách bảng vii
    Danh sách hình viii
    Ký hiệu và viết tắt .ix
    CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .1
    A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
    I. MỤC TIÊU .2
    II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
    B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    I. ĐỐI TƯỢNG 2
    II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2
    C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất nông nghiệp của huyện
    Châu Thành .3
    1.1. Điều kiện tự nhiên 3
    1.1.1. Vị trí – giới hạn .3
    1.1.2. Thổ nhưỡng .3
    1.1.3. Khí tượng .4
    1.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp .5
    1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 5
    1.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 5
    2. Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng gây hại của rầy nâu .6
    2.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ .6
    2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học .7
    iii
    2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại .8
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số rầy 9
    2.4.1. Thức ăn 9
    2.4.2. Thời tiết .9
    3. Sự đa dạng của thiên địch trên ruộng lúa 10
    3.1. Sự đa dạng và phong phú về côn trùng gây hại trên ruộng lúa 10
    3.2. Sự đa dạng và phong phú về côn trùng thiên địch trên ruộng lúa 11
    4. Các nhóm thiên địch trong ruộng lúa 12
    4.1. Nhóm côn trùng ăn mồi 12
    4.2. Nhóm côn trùng ký sinh .16
    4.3. Nhóm vi sinh vật ký sinh 18
    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20
    1. Phương tiện thí nghiệm 20
    1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm .20
    1.2. Vật liệu thí nghiệm .20
    2. Phương pháp thí nghiệm 21
    2.1. Phương pháp điều tra ngoài đồng .21
    2.1.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây lúa 21
    2.1.2. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu trong điều kiện lồng lưới .22
    2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .22
    2.3.1. Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài thiên địch
    trong điều kiện phòng thí nghiệm 22
    2.3.1.1. Đặc điểm hình thái của một số loài côn trùng thiên địch trong điều kiện
    phòng thí nghiệm .22
    2.3.1.2. Đặc điểm sinh học của một số loài côn trùng thiên địch trong điều kiện
    phòng thí nghiệm 22
    2.2.3.3. Khảo sát khả năng ăn mồi của một số loài thiên địch phổ biến 24
    2.4. Định danh 25
    iv
    2.5. Xử lý số liệu .25
    CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .26
    1. Điều tra nông dân 26
    1.1. Diện tích canh tác .26
    1.2. Đặc điểm canh tác các hộ điều tra 26
    1.3. Hiện trạng canh tác các hộ điều tra 28
    1.4. Côn trùng gây hại theo cách đánh giá của nông dân 30
    1.5. Hóa chất bảo vệ thực vật được nông dân phòng trừ sâu hại 30
    1.6. Khả năng hiểu biết về thiên địch của nông dân 31
    1.7. Biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây hại trên lúa .32
    2. Kết quả điều tra trực tiếp ngoài đồng 34
    2.1. Tình hình chung trên các ruộng khảo sát .34
    2.2. Tình hình côn trùng thiên địch hiện diện trên các ruộng lúa .36
    2.3. Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng lúa năm 2009 tại Châu Thành
    –An Giang 42
    3. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43
    3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của Bọ Rùa Menochilus sexmaculatus,
    Micraspis discolor trong điều kiện phòng thí nghiệm .43
    3.1.1. Bọ rùa Menochilus sexmaculatus .43
    3.1.2. Bọ rùa Micraspis discolor .45
    3.2. Khảo sát khả năng ăn mồi của hai loài BR Micraspis discolor,
    Menochilus sexmaculatus phổ biến trên ruộng lúa trong điều kiện
    phòng thí nghiệm 46
    3.2.1. Khả năng ăn rầy nâu của Bọ rùa loài Micraspis discolor 46
    3.2.2. Khả năng ăn Rầy nâu của Bọ rùa loài Menochilus sexmaculatus 47
    3.2.3. Nhận xét chung về khả năng ăn rầy nâu của Menochilus sexmaculatus
    và Micraspis discolor .48
    CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
    I. Kết luận .49
    v
    II. Đề nghị .50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...