Luận Văn Khảo Sát Thành Phần Loài Và Mức Độ Gây Hại Của Côn Trùng Trên Rau Tại Xã Kiến An - Huyện Chợ Mới - T

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài “Điều tra hiện trạng sản xuất rau an toàn năm 2004 tại thành phố Long
    Xuyên tỉnh An Giang" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng sản xuất rau
    an toàn tại thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang để làm cơ sở cho việc nâng cao kỹ
    thuật và hiệu quả sản xuất rau an toàn, đề xuất ý kiến và nhu cầu hỗ trợ nông dân. Đề tài
    thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trồng rau an toàn và 40 hộ trồng rau thông
    thường, những hộ này có diện tích trồng rau từ 500 m2 trở lên, phân bố ở 4 phường, xã:
    Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng. Bên cạnh việc mô tả và đánh giá
    hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng được phân tích. Hiện trạng cho thấy đa số
    nông dân ở cả 2 nhóm rau thường canh tác rau quanh năm, trên một mảnh đất trồng từ 3
    – 5 giống rau. Các giống rau chủ yếu là mua ở địa phương, trong đó giống rau muống
    được trồng nhiều nhất ở nhóm rau an toàn và là giống rau dễ trồng và cho năng suất cao.
    Lượng phân được sử dụng trung bình (kg/1.000 m2) là: 13,8 N + 8,3 P2O5 + 6,7 K2O.
    Nông dân thường cách ly sử dụng phân bón cho rau trước thu hoạch từ 7 – 10 ngày.
    Nhìn chung nông dân thường tưới nước cho rau bằng nước sông, xung quanh nguồn
    nước tưới hầu như là không có cầu cá hay chuồng heo. Dịch hại xảy ra ở vùng này chủ
    yếu là sâu xanh và bệnh phấn trắng, chúng gây hại quanh năm trên ruộng rau và nông
    dân đa số là dùng thuốc hóa học để phòng trị, nông dân sử dụng thuốc theo hướng dẫn
    trên nhãn, trung bình phun mỗi vụ 1 – 3 lần và thường cách ly thuốc trước thu hoạch là 7
    ngày. Năng suất rau trung bình một năm của vùng là 14,41 tấn/1.000 m2, chi phí sản xuất
    bình quân là 4,7 triệu đồng/1.000 m2/năm. Với năng suất rau như trên nếu giá rau trung
    bình là 1500 đ/kg thì lợi nhuận có thể đạt 17,2 triệu đồng/1.000 m2/năm. Nếu không lấy
    công làm lời thì lợi nhuận sẽ thấp hơn. Kết quả điều tra cũng cho thấy đa số nông dân
    đều hiểu biết về rau an toàn qua các nguồn thông tin như tivi, radio, nông dân, cơ quan
    khuyến nông. Tuy nhiên, không một hộ nông dân nào ở nhóm rau thông thường nắm
    được thông tin về rau an toàn qua cơ quan khuyến nông và điều này cho thấy công tác
    khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn nhiều hạn chế. Sẽ có hơn 50% hộ đồng ý
    trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua và giá cả hợp lý. Để cải thiện sản xuất
    rau trong vùng cần nâng cao các biện pháp kỹ thuật để vừa cho năng suất cao vừa đảm
    bảo tính an toàn cho sản phẩm rau. Các hoạt động khuyến nông và vần đề đầu ra sản
    phẩm là những yếu tố cần quan tâm để phát triển vùng rau an toàn trong tương lai.
    MỤC LỤC
    Tựa Trang
    CẢM TẠ i
    TÓM LỰỢC ii
    MỤC LỤC iii iv
    DANH SÁCH BẢNG iv viii
    DANG SÁCH HÌNH v xi
    Chương 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1 Đặt vấn đề 1 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 2
    Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1 Khái niệm rau an toàn 3
    2.2 Các chỉ tiêu rau an toàn 3
    2.3 Sự quan trọng của cây rau 4
    2.3.1 Tính đa dạng của cây rau 4
    2.3.2 Thành phần dinh dưỡng của cây rau 4
    2.3.3 Hiệu quả kinh tế 4
    2.4 Hiện trạng sản xuất rau của nông dân và các vấn đề tồn tại 5
    2.4.1 Phòng trừ sâu bệnh 5
    2.4.2 Phân bón 8
    2.4.3 Đất và nguồn nước 8
    2.4.4 Vi sinh vật trong rau xanh 9
    2.5 Phương hướng nghiên cứu phát triển rau cả nước 9
    2.6 các nguyên tắc trong sản xuất rau sạch 11
    2.7 Một số kỹ thuật canh tac rau 12
    2.7.1 Đất trồng rau 12
    2.7.2 Phân bón 13
    2.7.3 Phòng trừ sâu bệnh 15
    Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    3.1 Vật liệu 16
    3.2 Phương pháp 16
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
    3.2.2 Phương pháp tiến hành 17
    3.2.3 Chỉ tiêu phân tích số liệu 17
    3.2.4 Phân tích thống kê 17
    Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
    4.1 Thông tin nông hộ 18
    4.1.1 Tình hình lao động 18
    4.1.2 Độ tuổi của nông hộ 18
    4.1.3 Trình độ học vấn của nông hô 19
    4.1.4 Kinh nghiệm trồng rau 20
    4.1.5 Tổng diện tích canh tác của nông hộ 21
    4.1.6 Diện tích trồng rau của nông hộ 22
    4.2 Giống 23
    4.2.1 Giống rau đã trồng 23
    4.2.2 Giống rau đang trồng 24
    4.2.3 Nguồn giống rau canh tác 25
    4.2.4 Thời vụ canh tác 26
    4.3 Hiện trạng kỹ thuật canh tác 27
    4.3.1 Dụng cụ canh tác 27
    4.3.2 Chuẩn bị đất trồng rau và mật độ trồng 28
    4.3.3 Xử lí vườn ươm 30
    4.3.4 Xử lí đất trên liếp 30
    4.3.5 Vật liệu phủ liếp 31
    4.3.6 Nước tưới 32
    4.4 Kỹ thuật bón phân 33
    4.4.1 Phân hữu cơ 33
    4.4.2 Phân hóa học 34
    4.4.3 Cách xử lí phân 40
    4.4.4 Thời gian cách li phân bón 40
    4.5 Chăm sóc 42
    4.5.1 Làm cỏ 42
    4.5.2 Vun gốc 45
    4.5.3 Cắt tỉa 46
    4.6 Quản lí sâu hại 46
    4.6.1 Loại sâu gây hại quan trọng nhất trên rau 46
    4.6.2 Thời gian sâu hại xuất hiện nhiều nhất trên cây trồng 46
    4.6.3 Phòng trừ sâu hại 48
    4.7 Quản lí bệnh hại 55
    4.7.1 Loại bệnh gây hại quan trọng nhất trên rau 55
    4.7.2 Giai đoạn bệnh xuất hiện đầu tiên trên cây trồng 56
    4.7.3 Phòng trừ bệnh hại 57
    4.8 Hiệu quả của việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh 61
    4.9 Năng suất 62
    4.10 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 63
    4.11 Hiệu quả kinh tế 64
    4.11.1 Tổng chi phí đầu tư trên 1.000 m 2/năm 64
    4.11.2 Tổng thu 65
    4.11.3 Hiệu quả kinh tế trên 1.000 m2 trồng rau 66
    4.12 Quan điểm của nông dân về rau an toàn 68
    4.12.1 Thông tin rau an toàn 68
    4.12.2 Thông tin về ngộ độc do ăn rau 69
    4.12.3 Thông tin về IPM/lúa và IPM/rau 71
    4.12.4 Thông tin về thuốc cấm sử dụng trên rau 71
    4.12.5 Rau sử dụng trong gia đình 72
    4.12.6 Nông dân đồng ý trồng rau sạch 72
    4.12.7 Điểm quan tâm của khách hàng khi mua sản phẩm 73
    4.13 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau của nông hộ 73
    4.13.1 Thuận lợi trong sản xuất rau của nông hộ 74
    4.13.2 Khó khăn 74
    4.13.3 Ý kiến đề xuất của nông dân 75
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
    5.1 Kết luận 76
    5.2 Đề nghị 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ CHƯƠNG pc1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...