Thạc Sĩ Khảo sát thành phần hóa học rễ cây dâu tằm morus albal. Họ đậu (moraceae)

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU:
    Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các bộ phận của cây cỏ để làm ra những bài thuốc phòng và chữa bệnh dưới dạng thuốc sắc, thuốc viên hay làm gia vị trong nấu nướng. Ngày nay, khi y học đã có những tiến bộ vượt bậc, tây y cũng không thể thay thế hoàn toàn được các vị thuốc của tự nhiên, vì trong bản thân từng cây, từng vị thuốc đã tồn tại đồng thời các chất hỗ trợ nhau trong việc chữa bệnh cũng như làm giảm tối đa các tác dụng phụ nếu có.
    Tuy đó là thế mạnh của y học cổ truyền nhưng cũng cần có những nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học, tiến hành những thử nghiệm sinh học trên tế bào và cơ thể sống để làm sáng tỏ, kiểm chứng các tác dụng, góp phần tạo sự tiến bộ trong y học và bảo vệ các giống loài đang dần cạn kiệt.
    Cây dâu tằm (Morus alba L.) cũng nằm trong số những loài thực vật được sử dụng làm bài thuốc trị bệnh dân gian như: thanh nhiệt, trừ phong thấp, bổ gan thận, làm thuốc mát trong cơn sốt, hạ suyễn, tiêu sưng, thiếu máu, mất ngủ, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương Trong y học cổ truyền, đã sử dụng rất nhiều bài thuốc quý từ cây dâu tằm. Với mục đích góp phần tìm hiểu thành phần hóa học chính có trong cây dâu tằm, chúng tôi đã chọn và tiến hành khảo sát thành phần hóa học của rễ cây dâu tằm thu hái ở Đà Lạt- Lâm Đồng.

    MỤC LỤC Trang
    1.MỞ ĐẦU
    2.TỔNG QUAN
    2.1.Sơ lược về họ dâu tằm
    2.2Sơ lược về chi dâu tằm (Morus)
    2.3.Đặc điểm thực vật của cây dâu tằm
    2.3.1.Đặc điểm hình thái
    2.3.2.Phân bố
    2.3.3Trồng trọt, thu hái
    2.3.4.Tính vị và công năng
    2.4.Thành phần hóa học
    2.4.1.Rễ dâu
    2.4.2.Lá dâu
    2.4.3.Thân cây dâu
    2.4.4.Quả dâu
    2.4.5.Gỗ cây dâu
    2.5.Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học.
    3.NGHIÊN CỨU
    3.1Giới thiệu chung
    3.2Kết quả và biện luận
    3.2.1.Hợp chất MAC1
    3.2.2.Hợp chất MAC2
    3.2.3.Hợp chất MAC3
    3.2.4.Hợp chất MAC4
    3.2.5.Hợp chất MAC5
    3.2.6.Hợp chất MAC6
    4.THỰC NGHIỆM
    4.1.Điều kiện thực nghiệm
    4.2.Thu hái và xử lí mẫu
    4.3.Quá trình cô lập
    4.3.1.Phân đoạn C1
    4.3.2.Phân đoạn C2
    4.3.3.Phân đoạn C3
    4.3.4.Phân đoạn C5
    4.3.5.Phân đoạn C7
    5.KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    [PDF]https://taitailieu.edu.vn/pdf/Dot2/Hoa/NguyenKimKhanh.pdf[/PDF]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...