Thạc Sĩ Khảo sát thành phần hóa học lá cây móc mèo núi Caesalpinia bonducella Flem

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Có thể nói, lịch sử phát triển của ngành y học cổ truyền đã bước sang trang mới khi ngành khoa học nghiên cứu hợp chất thiên nhiên được hình thành. Không những giúp cho nhân loại khám phá những hợp chất đa dạng, phức tạp; mà việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên còn mở ra cơ hội cho ngành dược trong việc tìm ra những hợp chất có hoạt tính sinh học quí giá, có khả năng phòng ngừa cũng như chữa bệnh; nhất là các hoạt chất trích từ nguồn cây cỏ thực vật - một nguồn nguyên liệu dồi dào và không cạn kiệt. Hiện nay, ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung, nhu cầu chữa bệnh bằng phương thuốc cổ truyền, sử dụng những cây thuốc dân gian chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việt Nam là nước nhiệt đới nên có thảm thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có rất nhiều loài được dùng làm thuốc. Ngày 20/10/2007, trên báo Khánh Hòa đã đăng tin “ở huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa rộ lên chuyện những người mắc các bệnh ung bướu dùng hạt cây móc mèo (còn gọi là cây vuốt hùm, cây móc diều ) để điều trị. Hiệu quả thật sự của hạt móc mèo như thế nào trong việc chữa bệnh vẫn cần có thời gian để các cơ quan chức năng kiểm nghiệm”[28], và bài báo đã kết thúc bằng câu nói ngậm ngùi của nhà báo Hoàng Triều “giá như người Việt Nam “đừng ngủ quên trên núi thuốc” ”. Qua nghiên cứu chúng tôi xác định cây móc mèo núi nói trên chính là Caesalpinia bonducella Flem. (chứ không phải là Caesalpinia minax Hance. như báo đã đăng). Ở Việt Nam, các bài thuốc về cây móc mèo núi rất ít phổ biến, chỉ được dùng để chữa chữa sốt, làm thuốc bổ, chữa lỵ, ho và tẩy giun, Tuy nhiên, trên thế giới, các bài thuốc về cây móc mèo núi đang được sử dụng rất phổ biến và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để phát huy tối đa các khả năng trị bệnh của cây móc mèo núi. Với mong muốn tìm hiểu thành phần hoạt chất trong cây móc mèo núi nói riêng cũng như góp phần vào tìm hiểu thành phần cây thuốc dân gian ở nước ta nói chung, trong luận văn này, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thành phần hóa học của lá móc mèo núi thu hái ở xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    1. MỞ ĐẦU 1
    2. TỔNG QUAN 2
    2.1. Mô tả thực vật . 2
    2.2. Nghiên cứu về dược tính . 4
    2.3. Thành phần hóa học 6
    3. NGHIÊN CỨU 12
    3.1. Giới thiệu chung 12
    3.2. Biện luận và kết quả 12
    3.2.1. Khảo sát phổ của hợp chất MC1 12
    3.2.2. Khảo sát phổ của hợp chất MC2 14
    3.2.3. Khảo sát phổ của hợp chất MC3 17
    3.2.4. Khảo sát phổ của hợp chất MC4 20
    3.2.5. Khảo sát phổ của hợp chất MC5 25
    3.2.6. Khảo sát phổ của hợp chất MC6 29
    3.2.7. Khảo sát phổ của hợp chất MC7 33
    3.2.8. Khảo sát phổ của hợp chất MC8 38
    4. THỰC NGHIỆM . 44
    4.1. Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu . 44
    4.2. Điều kiện thực nghiệm 44
    4.3. Cô lập chất . 45
    4.3.1. Ly trích các loại cao . 45
    4.3.2. Khảo sát trên cao chloroform . 46
    4.3.3. Khảo sát trên cao ethyl acetate . 48
    4.3.4. Khảo sát trên cao n-butanol . 49
    5. KẾT LUẬN 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    PHỤ LỤC 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...