Thạc Sĩ Khảo sát thành phần hóa học của lá và cành cây còng nước (Callophyllum dongnaiense Pierre)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    LUN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
    2009

    MỞ ĐẦU

    Việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh đã có từ rất lâu đời. Qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, kinh nghiệm tích lũy được không những giúp cho con người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc để chữa bệnh. Các phương thuốc dân gian này cứ thế được truyền từ đời này sang đời khác mà ít có cơ sở khoa học.

    Cùng với sự phát triển của khoa học, ngành hóa học hợp chất thiên nhiên ra đời không chỉ giúp giải đáp về thế giới cây cỏ thiên nhiên với muôn vàn bí ẩn cùng khả năng chữa bệnh diệu kỳ và lành tính mà còn góp phần đưa nền y học cổ truyền tiếp cận với y học hiện đại. Bằng những phương pháp hóa học cổ điển và phương pháp phổ nghiệm hiện đại, các nhà hóa học hợp chất thiên nhiên không ngừng cô lập và xác định cấu trúc các cấu tử có trong thực vật, động vật và vi sinh vật. Việc này không chỉ cung cấp cho khoa học những hiểu biết về mặt hóa thực vật mà còn giúp cho ngành y dược học tìm được những hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng đề kháng cũng như chữa bệnh hữu hiệu.

    Ngày nay, thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong cây cỏ nhằm khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và hạn chế tối đa việc đưa các hóa chất tổng hợp vào cơ thể. Xu thế này cùng với những thành công bước đầu đã đạt được và những tiềm năng to lớn của nước ta về mặt tài nguyên thiên nhiên là những cơ sở quan trọng để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên - một lĩnh vực nhiều triển vọng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi khảo sát thành phần hóa học cây còng nước (Calophyllum dongnaiense Pierre) thuộc họ Bứa (Guttiferae), một họ lớn có nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt là trong y học cổ truyền.

    2. TỔNG QUAN

    2.1 Họ Bứa

    Họ Bứa (Măng Cụt, Guttiferae hay Clusiaceae) gồm khoảng 50 chi với hơn 1000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm như Nam Á, Đông Nam Á, một số ít mọc ở Nam Mỹ và Châu Phi.

    Chúng có thể là đại mộc, tiểu mộc hay bụi nhỏ, có đặc điểm là thường tiết ra nhựa màu vàng hay màu trắng [1]. Tại Việt Nam, theo GS. Phạm Hoàng Hộ, họ Bứa có 62 loài phân bố rải rác khắp đất nước [2].

    2.2 Chi Calophyllum

    2.2.1 Đặc điểm thực vật và công dụng

    Calophyllum là một trong những chi lớn nhất của họ Bứa gồm khoảng 200 loài phân bố rộng rãi ở các rừng nhiệt đới. Chúng thuộc thân gỗ, lõi chắc và bền nên được ứng dụng nhiều trong xây dựng và đóng thuyền [1].

    Chi Calophyllum ở Việt Nam có 15 loài. Các loài này được trồng hoặc mọc hoang rải rác ở các vùng khác nhau từ bắc tới nam, ví dụ như mù u (C. inophyllum), còng nước (C. dongnaiense), còng tía (C. calaba), còng trắng (C. dryobalanoides), còng da (C. membranaceum) [2].

    Chi Calophyllum có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Nhựa mù u thường được dùng trị ghẻ và các bệnh ngoài da khác như mụn sẹo, nấm tóc. Đặc biệt dầu mù u có đặc tính làm liền sẹo, giúp vết thương mau lành, nhất là đối với các vết bỏng. Rễ cây còng trắng (C. dryobalanoides) được dùng làm thuốc tẩy xổ. Rễ và lá cây còng da (C. membranaceum) có tác dụng trị thấp khớp, đau nhức xương lưng, tay và chân, viêm gan, vàng da, trị vết thương chảy máu và một số bệnh ở phụ nữ [2].


    2.2.2 Thành phần hóa học

    Nhiều nhóm hợp chất khác nhau được sinh tổng hợp từ chi Calophyllum như xanthon, coumarin, flavonoid, biflavonoid, chromanon và terpenoid. Trong đó xanthon và coumarin là hai nhóm hợp chất tiêu biểu được tìm thấy nhiều nhất.

    Năm 2000, Morel cùng các cộng sự đã cô lập được nhiều xanthon, trong đó có bốn hợp chất mới là caledonixanthon A-D (1-4) từ cao diclorometan của vỏ cây C. caledonicum thu hái ở New Caledonia [3].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...