Luận Văn Khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học của cây lục bình ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 4
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 7
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH 8
    MỞ ĐẦU 10
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
    1.1. Sơ lược về đặc điểm thực vật và phân bố của họ lục bình 13
    1.2. Tình hình nghiên cứu về cây lục bình 15
    CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.1. Thu gom và xử lý nguyên liệu 17
    2.2. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ 17
    2.2.1. Hóa chất 17
    2.2.2. Thiết bị 17
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 19
    2.3.1. Các phương pháp phân hủy mẫu phân tích 19
    2.3.2. Phương pháp ngâm chiết 20
    2.3.3. Phương pháp chưng cất để loại dung môi 20
    2.3.4. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) 21
    2.3.5. Phương pháp sắc ký khí- khối phổ 22
    2.3.6. Phương pháp sắc ký lỏng- khối phổ 23
    2.3.7. Phương pháp thăm dò hoạt tính sinh học 24
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
    3.1. Xác định các thông số hóa lý 28
    3.1.1. Độ ẩm 28
    3.1.1.1. Thực nghiệm 28
    3.1.1.2. Kết quả 28
    3.1.2. Hàm lượng tro 29
    3.1.2.1. Thực nghiệm 29
    6
    3.1.2.2. Kết quả 30
    3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại có trong mẫu cây lục bình bằng
    phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 30
    3.1.3.1. Thực nghiệm 30
    3.1.3.2. Kết quả 31
    3.2. Khảo sát thành phần hóa học của các dịch chiết 31
    3.2.1. Quy trình khảo sát thành phần hóa học các dịch chiết 32
    3.2.2. Hiệu suất chiết 34
    3.2.3. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC1 35
    3.2.4. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC2 41
    3.2.5. Kết quả khảo sát thành phần hóa học DC3 45
    3.3. Thăm dò hoạt tính sinh học 49
    3.3.1. Hoạt tính vi sinh vật kiểm định 49
    3.3.2. Hoạt tính chống oxi hóa 50
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
    1. Kết luận 51
    2. Kiến nghị 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHỤ LỤC 54


    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Từ nhiều thế kỷ nay, nền y học cổ truyền ở Việt Nam vẫn được duy trì,
    phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò cũng như tiềm năng to lớn trong
    việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Những chế phẩm y học cổ truyền được coi
    như một kho tàng dược liệu quý báu. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, con
    người đã có thêm điều kiện tốt để nghiên cứu, tìm ra thêm những công dụng của
    cây cỏ và góp phần làm giàu thêm cho nền y học cổ truyền Việt Nam.
    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên được thừa hưởng nguồn
    thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng sinh học với nhiều loài dược liệu quý.
    Việc sử dụng các loại thuốc thảo dược theo cách cổ truyền hay từ các hợp chất
    nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng
    trong nền y học Việt Nam. Vậy nên, những bài thuốc từ thảo dược hiện nay là
    một chủ đề đang được các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và thế giới nói
    chung tích cực quan tâm. Việc nghiên cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ
    thiên nhiên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Và việc nghiên cứu cây Lục
    bình cũng vậy.
    Lục bình (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipes Solms) còn được gọi
    là bèo tây, bèo sen hay bèo Nhật Bản, là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo ,
    sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây
    (Pontederiaceae) [1, 5, 9, 10]. Lục bình có giá trị sử dụng lớn. Nó được sử dụng
    làm phân xanh bón ruộng, làm chất độn để ủ phân chuồng, làm thức ăn cho lợn,
    bò Đọt non của lục bình được dùng làm thức ăn cho người. Lục bình còn là
    nguyên liệu sản xuất giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm giá thể của sản
    xuất nấm rơm [24, 25, 26]. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nó vào việc chữa
    bệnh: lá và thân có vị ngọt cay, tính mát không độc, có tá c dụng tiêu viêm giải
    độc lành da. Lá lục bình tươi đem giã với muối rồi đem đắp lên ung nhọt, khô thì
    thay miếng khác, nhiều lần sẽ làm giảm sưng [4, 8, 19, 22].
    11
    Từ lâu, dù cây lục bình dễ sinh sôi, phát triển ở khắp Việt Nam, nhưng
    vẫn bị coi là thứ cây hoang dại ít được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Nhiều nơi,
    còn coi lục bình như là một mối họa môi trường vì lục bình gây tắc vướng giao
    thông đường thủy, cản trở dòng chảy kênh rạch [20]. Hiện tại, ở vùng sông nước
    Nam Bộ, lục bình mới được người dân khai thác và sử dụng từ năm 2000 đến
    nay. Còn đối với các vùng Trung Bộ và Bắc Bộ thì tiềm năng của cây lục bình
    vẫn chưa được người dân chú ý nhiều. Những công trình nghiên cứu về cây lục
    bình vẫn còn rất ít, đặc biệt là việc nghiên cứu về thành phần hóa học của cây lục
    bình và hoạt tính sinh học của nó. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Khảo sát thành phần
    hóa học của cây lục bình ở Hương Thủy, Thừa Thiên Huế” làm đề tài khoá
    luận tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin có ý
    nghĩa khoa học của cây lục bình để phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng nó
    vào thực tiễn.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Cây lục bình được thu gom ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này nhằm mục đích khảo sát thành phần hóa học có trong cây lục
    bình để cung cấp thêm một số thông tin khoa học, góp phần cho việc nghiên cứu
    và ứng dụng cây lục bình vào thực tiễn.
    4. Nội dung nghiên cứu
    - Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu khô ướt kết hợp.
    - Xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ
    nguyên tử (AAS).
    - Chiết bằng phương pháp ngâm chiết tĩnh với các dung môi n-hexan, etyl
    axetat, metanol.
    - Xác định thành phần dịch chiết trong n-hexan bằng phương pháp sắc ký
    khí-khối phổ (GC - MS).
    - Xác định thành phần dịch chiết trong etyl axetat và metanol bằng
    phương pháp sắc ký lỏng – khối phổ (LC - MS).
    12
    - Thử nghiệm hoạt tính sinh học.
    5. Bố cục của luận văn
    Luận văn gồm 70 trang, trong đó có:
     Phần mở đầu ( 3 trang).
     Phần nội dung gồm 3 chương:
     -Chương 1: Tổng quan tài liệu (4 trang).
     -Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (10 trang).
     -Chương 3: Kết quả và thảo luận (22 trang).
     Kết luận và kiến nghị ( 2 trang).
     Tài liệu tham khảo ( 3 trang: 10 tài liệu tiếng Việt, 8 tài liệu tiếng Anh và 14
    tài liệu Internet ).
     Phụ lục (16 trang)


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Sơ lược về đặc điểm thực vật và phân bố của họ lục bình
    Họ Lục bình hay họ Bèo tây (danh pháp khoa học: Pontederiaceae) là một
    họ thực vật hạt kín thuộc bộ Commelinales của nhánh commelinids thuộc nhánh
    lớn là monocots. Đây là một họ nhỏ chứa các loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi
    hay cắm rễ xuống bùn, rễ chùm, có hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tia là chủ yếu,
    nhưng có loài đối xứng hai bên. Điểm đặc biệt là hoa dị kiểu (hay dị nhụy), sinh
    sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thân sinh dưỡng ngắn hay bò lan,
    mập. Lá mọc thành dạng giống như nơ hay phân bố dọc theo thân, xếp thành 2
    dãy.
    Họ này theo Angiosperm Phylogeny Group có 6-9 chi và chứa khoảng 33
    loài [27, 28].
     Eichhornia Kunth (bao gồm cả Piaropus): Bèo tây, bèo lục bình, bèo Nhật
    Bản, phượng nhãn lam. Một số tài liệu ghi nhận tới 7 loài trong chi này.
     Eurystemon . Có thể gộp trong chi Heteranthera.
     Heteranthera Ruiz & Pav.: Dị nhị hoa. Khoảng 11 loài tại Tây bán
    cầu và châu Phi.
     Hydrothrix : 1 loài lục thủy sam ở đông Brasil.
     Monochoria C.Presl: Rau mác, vũ cửu hoa. Khoảng 8 loài ở vùng nhiệt đới
    và cận nhiệt đới châu Phi, châu Á và Australia.
     Pontederia L.: Thoa ngư thảo. Khoảng 6 loài ở Tây bán cầu.
     Reussia . Có thể gộp trong chi Pontederia.
     Scholleropsis H.Perrier: 1 loài tại Madagascar.
     Zosterella : Nghĩ cam tảo. Có thể gộp trong chi Heteranthera.
    Ở Việt Nam có 2 chi (Monochoria, Eichhornia) và 5 - 7 loài.
    Chi Eichhornia gồm bảy loài bèo lục bình, là những cây lưu niên mọc tự
    do, nổi trên mặt nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Với lá rộng, dày, bóng và có
    hình trứng, bèo lục bình trưởng thành có thể cao tới 1m. Bề ngang lá từ 10-20
    14
    cm, nổi trên mặt nước nhờ thân dài, xốp, phồng ra hình củ. Rễ có lông, có mày
    hơi tía đen. Thân trắng đứng đỡ một cụm hoa từ 8-15 bông rất đẹp, phân biệt, có
    màu hoa oải hương hoặc hồng nhạt với sáu cánh hoa. Bèo lục bình có thể sinh
    sản chính bằng thân bò lan, chúng cũng có thể sinh sôi bằng hạt. Trong đó, cây
    lục bình thông dụng nhất ( Eichhornia crassipes ).
    Hình 1.1.Cây lục bình (hoa, lá, thân)
    Cây lục bình thuộc giới Plantae, bộ Commelinales, họ Pontederiaceae, chi
    Eichhornia, tên khoa học là Eichhornia crassipes. Đây là loài cỏ đa niên, là thực
    vật thủy sinh, sinh sản rất nhanh, xâm lấn các dòng chảy chính. Lục bình mọc
    cao khoảng 30 cm , là loài lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng l ên
    thành phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon dài. Lá cuống vào nhau như
    những cánh hoa. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một
    đốm vàng. Hoa có 6 nhụy gồm 3 dài 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn,
    quả nang. Dò hoa đứng thẳng đưa hoa vươn lên khỏi túm lá. Cây thân cỏ sống lâu
    năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn, rễ dài, rậm và trông như lông vũ sắc
    đen buông rũ xuống nước. Kích thước cây thay đổi tùy theo môi trường có nhiều
    hay ít chất màu, sinh sản bằng con đường vô tính. Từ các nách lá, đâm ra những
    thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ đ ể trở
    thành một cá thể độc lập. Ao, hồ, đầm nước lặng nhiều màu thì lục bình phát
    triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất khô/hecta/ năm.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Báo khoa học và thổ phông phát hành thứ 4, 13/6/2007.
    2. Bộ Y tế (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm –
    phẩm màu, Hà Nội, tr.59-60.
    3. Trang Xuân Chi, Tạp chí cây thuốc quý.
    4. Võ Văn Chi, “Cây rau làm thuốc”, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
    5. Nguyễn Văn Đàn và Ngô Ngọc Khuyến, Hợp chất thiên nhiên dùng
    làm thuốc.
    6. Trần Hữu Dũng và Đặng Thị Ngọc Hoa, Xây dựng quy trình chiết
    xuất và phương pháp định lượng stigmasterol trong cây ráy bằng sắc ký lỏng
    hiệu năng cao, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 63, 2010.
    7. Lê Ngọc Kính, Nghiên cứu thành phần hóa học của củ ráy ở thành
    phố Huế, NXB Y học thực hành, Bộ Y tế, 521, 2005.
    8. Đỗ Tất Lợi , Cây thuốc và vị thuốc thường dùng
    9. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học và
    TW, 2007
    10. Thái Thanh Nguyên , Báo Tài hoa trẻ số 159 và phụ san Báo Khoa
    học phổ thông bài Vị thuốc trên sông.
    Tiếng Anh
    11. Daines, A.M. et al. 2003. The synthesis of naturally occurring
    Vitamin K and Vitamin K analogues. Current Organic Chemistry 7, 1625-1634.
    12. Franz Hadacek, Harald Greger (2000), Testing of Antifungal Natural
    Products: Methodologies, Comparability of Results and Assay Choice,
    Phytochemical analysis, pp.137-147.
    13. Gabay O, Sanchez C, Salvat C, Chevy F, Breton M, Nourissat G,
    Wolf C, Jacques C, Berenbaum F. (2010). "Stigmasterol: a phytosterol with
    potential anti-osteoarthritic properties". Am J Clin Nutr. 18 (1):
    53
    14. Kametani T, Furuyama H. (1987). "Synthesis of vitamin D3 and
    relatedcompounds". MedResRev. 7 (2):147171
    15. L.M.Perry, Medicinal plants of east and southeast Asia, 1980.
    16. Netscher, T. 2007. Synthesis of Vitamin E. Vitamins & Hormones.76.
    17. Nguyen Van Duong, Medicinal Plants of Vietnam, Cambodia, and
    Laos, Santa Monica: Mekong, 1993.
    18. Panda S, Jafri M, Kar A, Meheta BK. (2009). "Thyroid inhibitory,
    antiperoxidative and hypoglycemic effects of stigmasterol isolated from Butea
    monosperma". Fitoterapia 80 (2):123126.
    Internet:
    19. http://agriviet.com/home/threads/49034-Cay-Luc-Binh#axzz1udJVreUv
    20. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=144
    21. http://chimviet.free.fr/truyenky/buivanbong/bvbn051.htm
    22. http://ecosyn.us/ecocity/Links/My_Links_Pages/Water_Pure_WH_01.html
    23. http://forum.bacsi.com/cay-thuoc-nam/luc-binh-chua-sung-tay -viem-dau-66643.html
    24. http://www.quehuonggocong.com/lab/2555/Th%E1%BB%A7-c%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-ngh%E1%BB%87/Luc-binh-di-khap-the-gian.ttg
    25. http://timcay.com/cay-l%E1%BB%A5c-binh
    26. http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=7
    38%3Alandahuong&catid=39%3Atin-khcn-quc-t-chn-lc-&Itemid=60&lang=vi
    27. http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A8o_t%C3%A2y
    28. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_L%E1%BB%A5c_b%
    C3%ACnh
    29. http://nguyenvanan.vnweblogs.com/post/17841/282704
    30. http://m.xinhxinh.com.vn/DefaultPda.aspx?C=805&I=35529
    31. http://www.scribd.com/doc/88085587/To%CC%89ng-quan-ve%CC%80-ca%CC%81c-cha%CC%81t-co%CC%81-hoa%CC%A3t-ti%CC%81nh-sinhho%CC%A3c-trong-th%C6%B0%CC%A3c-va%CC%A3t
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...