Thạc Sĩ Khảo sát thành phần hóa học của cây huỳnh đàng hai tuyến

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong đời sống con người, cây cỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt nhiều loài đã được sử dụng trong dân gian để làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu. Việc phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất tự nhiên từ nguồn sinh vật nói chung và thực vật nói riêng là một công việc quan trọng trong giai đoạn đầu nhằm tìm hiểu hóa thực vật của loài cây khảo sát, cung cấp cao thô và hợp chất tinh khiết cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học, tìm kiếm các hoạt chất có khả năng chữa bệnh. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của thực vật, nước ta có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú. Đó là điều kiện rất thuận lợi cho ngành hóa học hợp chất tự nhiên và hóa dược phát triển. Dysoxylum là một chi lớn thuộc họ Xoan (Meliaceae), có nhiều loài có ứng dụng trong thực tiễn như cung cấp gỗ quí phục vụ cho xây dựng, làm đồ dùng gia đình, cung cấp một nguồn lớn các terpenoid, alkaloid, limonoid có hoạt tính sinh học đa dạng, có khả năng kháng sâu bệnh, kháng viêm, kháng khuẩn. Huỳnh đàng hai tuyến (Dysoxylum binectariferum) được sử dụng trong y học dân gian để trị cùi và lở loét. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về loài cây này nhưng chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam. Do vậy, trong điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cây huỳnh đàng hai tuyến thu hái tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.

    MỤC LỤC

    1. MỞ ĐẦU 1
    2. TỔNG QUAN 2
    2.1. Giới thiệu về họ Xoan (Meliaceae) 2
    2.2. Giới thiệu về chi Dysoxylum 2
    2.2.1. Đặc điểm thực vật 2
    2.2.2. Công dụng 3
    2.2.3. Thành phần hóa học 3
    2.3. Cây huỳnh đàng hai tuyến 14
    2.3.1. Đặc điểm thực vật 14
    2.3.2. Các nghiên cứu hóa học trước đây 15
    3. NGHIÊN CỨU 16
    3.1. Giới thiệu chung 16
    3.2. Kết quả và bàn luận 16
    3.2.1. Mellein (80) 17
    3.2.2. Ferulaldehyd (81) 20
    3.2.3. Acid vanillic (82) 23
    3.2.4. Lupeol (83) 24
    3.2.5. Acid betulinic (84) 26
    3.3. Thực nghiệm 28
    3.3.1. Thu hái mẫu và điều chế cao 28
    3.3.2. Phân lập chất 28
    4. KẾT LUẬN 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
    PHỤ LỤC PHỔ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...