Thạc Sĩ Khảo sát thành phần hóa học cao acetyl acetat của vỏ trái bứa PLANCHON (Garcinia planchonii)

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012


    MỤC LỤC

    1. MỞ ĐẦU 1

    2. TỔNG QUAN 2
    2.1. Giới thiệu về chi Garcinia 2
    2.1.1. Đặc điểm thực vật 2
    2.1.2. Công dụng 2
    2.1.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học 3
    2.2. Bứa Planchon (Garcinia planchonii) 12
    2.2.1. Đặc điểm thực vật 12
    2.2.2. Công dụng 13
    2.2.3. Thành phần hóa học 13
    3. NGHIÊN CỨU 14
    3.1. Giới thiệu chung 14
    3.2. Kết quả và bàn luận 14
    3.2.1. Guttiferon Q (20) 14
    3.2.2. Guttiferon S (22) 20
    3.2.3. Planchonion A (50) 24
    3.2.4. Planchonion B (51) 30
    3.2.5. Planchonion C (52) 34
    3.2.6. Planchonion D (53) 38
    3.2.7. 3-Formyl-2,5-dihydroxybenzyl acetat (54) 42
    3.3. Thực nghiệm 44
    3.3.1. Thu hái mẫu và điều chế cao 44
    3.3.2. Phân lập chất 44
    4. KẾT LUẬN 51
    KIẾN NGHỊ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
    PHỤ LỤC PHỔ

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của
    guttiferon Q (20) trong aceton-d6 19
    Bảng 3.2 Tương quan COSY của guttiferon Q (20) trong aceton-d6 20
    Bảng 3.3 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của
    guttiferon S (22) trong CDCl3 23
    Bảng 3.4 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của planchonion A (50) trong CDCl3 28
    Bảng 3.5 Tương quan COSY của planchonion A (50) trong CDCl3 29
    Bảng 3.6 Tương quan NOE của planchonion A (50) trong CDCl3 29
    Bảng 3.7 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của planchonion B (51) trong aceton-d6 32
    Bảng 3.8 Tương quan COSY của planchonion B (51) trong aceton-d6 33
    Bảng 3.9 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của planchonion C (52) trong CDCl3 36
    Bảng 3.10 Tương quan COSY của planchonion C (52) trong CDCl3 37
    Bảng 3.11 Tương quan NOE của planchonion C (52) trong CDCl3 38
    Bảng 3.12 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của planchonion D (53) trong CDCl3 40
    Bảng 3.13. Tương quan COSY của planchonion D (53) trong CDCl3 41
    Bảng 3.14. Tương quan NOE của planchonion D (53) trong CDCl3 41
    Bảng 3.15. Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của
    (54) trong CDCl3 43
    Bảng 3.16. Kết quả SKC cao EtOAc của vỏ trái bứa Planchon 45



    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1 Cây và trái bứa Planchon (Garcinia planchonii) 13
    Hình 3.1 Tương quan HMBC trong vòng benzoyl 16
    Hình 3.2 Tương quan HMBC trong nhóm isoprenyl 16
    Hình 3.3 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 20 17
    Hình 3.4 Hóa học lập thể của vòng cyclohexanon và hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 23, 24 20 18
    Hình 3.5 Tương quan HMBC của nhóm 3-metylbutyl mang oxygen ở
    C-2 và C-3 22
    Hình 3.6 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 22 22
    Hình 3.7 Tương quan HMBC của nhóm 3-hydroxy-3-metylbutyl 26
    Hình 3.8 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 50 26
    Hình 3.9 Hóa học lập thể của vòng cyclohexanon và hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 50 27
    Hình 3.10 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 51 31
    Hình 3.11 Tương quan HMBC của nhóm 3-metoxy-3-metylbutyl 35
    Hình 3.12 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 52 36
    Hình 3.13 Tương quan HMBC của các dây nhánh trên hệ vòng bicyclo[3.3.1]nonan trong 53 39
    Hình 3.14 Tương quan HMBC trong 54 43

    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân lập guttiferon Q (20) và guttiferon S (22) 46
    Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập 3-formyl-2,5-dihydroxybenzyl acetat (54) 47
    Sơ đồ 3.3 Sơ đồ phân lập planchonion A (50) 48
    Sơ đồ 3.4 Sơ đồ phân lập planchonion B (51) và planchonion D (53) 49
    Sơ đồ 3.5 Sơ đồ phân lập planchonion C (52) 50

    1. MỞ ĐẦU

    Nhiều hợp chất thiên nhiên thể hiện hoạt tính sinh học đa dạng, vừa có thể trực tiếp sử dụng được, vừa có thể làm hình mẫu để tổng hợp nên nhiều loại thuốc mới chống lại các căn bệnh hiểm nghèo, làm chất bảo quản thực phẩm cũng như chế phẩm phục vụ nông nghiệp có hoạt tính cao mà ít ảnh hưởng đến môi sinh. Việc nghiên cứu thành phần hóa học các cây thuốc là giai đoạn đầu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm ở nhiều công ty dược phẩm lớn nhằm tìm ra các hợp chất tự nhiên có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

    Nhiều loài trong chi Garcinia (họ Bứa) được sử dụng trong y học cổ truyền để trị bỏng, sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, vàng da, quai bị, thuốc xổ, thuốc giải độc, ăn không tiêu, viêm miệng, loét dạ dày, [1-5]. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về họ Bứa nói chung và chi Garcinia nói riêng nhưng cây bứa Planchon (Garcinia planchonnii) chưa được nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong luận văn này, chúng tôi phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất có trong cao etyl acetat của vỏ trái bứa Planchon với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu thành phần hóa học loài cây này và cung cấp mẫu chất cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học về sau.

    2. TỔNG QUAN
    2.1. Giới thiệu về chi Garcinia
    2.1.1. Đặc điểm thực vật

    Garcinia là một chi lớn thuộc họ Bứa (Măng cụt, Guttiferae hay Clusiaceae) với hơn 400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi, New Caledonia và Polynesia. Các loài thuộc chi này có tán lá màu xanh đậm, lá dai như da với các đường gân rõ ràng. Hoa vàng nhạt hoặc hơi trắng xanh có bốn hoặc năm cánh. Bao phấn không cuống hoặc đầu nhụy gồm nhiều thì. Trái có nhiều cơm hoặc nước cốt,
    4-10 lớp, đỉnh cố định. Hạ có lớp mỏng bao bọc. Chúng thường là đại mộc có chiều cao trung bình khoảng 8-30 m như bứa nhà (G. cochinchinensis), sơn vé (G. merguensis), bứa Bentham (G. benthami). Một số ít là đại mộc nhỏ như bứa lửa (G. fusca), bứa đồng (G. schomburgkiana) và cũng có thể là thân bụi như bứa ít hoa (G. oligantha) [6].
    Theo GS. Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam Garcinia là chi lớn nhất của họ Bứa với 29 loài phân bố từ bắc tới nam [4].

    2.1.2. Công dụng

    Nhiều loài trong chi Garcinia có tác dụng chữa bệnh. Vỏ quả măng cụt (G. mangostana) thường làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ và vàng da. Bứa Dulcis dùng để trị bệnh bạch huyết, quai bị. Vỏ quả tai chua (G. cowa) sắc uống trị sốt, lá non và cành non dùng làm thuốc giải độc. Vỏ cây bứa Delpy (G. delpyana) được dùng làm thuốc xổ. Bứa cọng (G. pedunculata) chứa nhiều acid citric, acid tartric, acid malic trị bón, ăn không tiêu. Bứa lá tròn dài (G. oblongifolia) dùng làm thuốc trị loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, kém tiêu hóa, viêm miệng, nhựa có tác dụng trị bỏng. Ngoài ra, một số loài còn được sử dụng làm phẩm nhuộm như bứa Delpy, bứa Lanessan (G. lanessanii); cung cấp gỗ làm nhà, làm cầu và dùng chạm trỗ rất đẹp như trai (G. fagraeoides), nụ (G. tinctoria); dùng làm trái ăn rất ngon như măng cụt (G. mangostana); dùng lá non và quả để nấu canh chua như tai chua (G. cowa)
     
Đang tải...