Luận Văn Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang về việc tă

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. TỔNG QUAN


    1.1 Cơ sở hình thành đề tài

    Tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây phát triển tương đối cao khoảng 7,5% trong năm 2009. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá cả của các loại mặt hàng nói chung và nhất là các loại mặt hàng lương thực thực phẩm đều tăng. Với sự tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng thì đời sống của sinh viên đang theo học tại các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học An Giang nói riêng là một vấn đề khó khăn. Đối với sinh viên đi học ở xa thì phải chi tiêu cho tất cả mọi khoản như: quần áo, sách vở, nhà trọ, ăn uống Những khoản chi phí của các sinh viên thì chủ yếu là do gia đình cung cấp. Bên cạnh đó thì phần lớn các gia đình của những sinh viên sống xa nhà thì lại phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.

    Với việc chuyển đổi từ hệ thống đào tạo theo niên chế chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì học phí cũng đã tăng lên. Tuy việc tăng lên của học phí là không nhiều nhưng đối với những sinh viên nghèo phải sống xa nhà thì việc tăng học phí như thế cũng là một điều khó khăn. Chi phí mà những sinh viên gánh chịu lại càng nhiều hơn khi mà giá cả của các mặt hàng tiêu dùng tăng.

    Vấn đề tăng học phí có thể sẽ làm cho những sinh viên đang theo học tại trường Đại học An Giang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thể sẽ phải gián đoạn hoặc bỏ học, vì họ không đủ chi phí để có thể tiếp tục theo học. Ngoài ra thì cũng còn không ít những sinh viên nghèo thiếu thốn phải đi làm thêm để có thể kiếm đủ tiền để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Việc đi làm thêm như thế cũng sẽ có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đi làm thêm.

    Với những lý do nêu trên nên tác giả chọn đề tài: “Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An giang về việc tăng học phí” để nghiên cứu.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    ã Mô tả thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang đối với việc tăng học phí.

    ã Đề xuất một số giải pháp đối với việc tăng học phí.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu

    ã Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.

    ã Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 24/02/2010 đến ngày 10/05/2010.

    ã Không gian nghiên cứu: sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang.

    ã Nội dung nghiên cứu: mô tả thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh về việc tăng học phí.




    1.4 Phương pháp nghiên cứu

    ã Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 5 sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.

    ã Số liệu thứ cấp: được thu thập thông tin từ báo, đài, internet, và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

    ã Cỡ mẫu: 60 sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.

    ã Phương pháp chọn mẫu: trong nghiên cứu này tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

    ã Phương pháp nghiên cứu: các dữ liệu sau khi được thu thập thì được làm sạch và mã hóa, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích dữ liệu.

    1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

    ã Với kết quả nghiên cứu được có thể sẽ giúp ích cho ban giám hiệu trường Đại học An Giang, cũng như là các sở ban ngành có liên quan hiểu được thái độ của sinh viên về việc tăng học phí là như thế nào? Để từ đó có những chính sách hợp lý hơn để có thể giúp đỡ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể tiếp tục theo đuổi mơ ước của bản thân mình.

    ã Ngoài ra thì cũng giúp cho các sinh viên thấy được trách nhiệm của mình đối với gia đình khi gia đình đã đóng tiền cho mình được đến giảng đường đại học. Từ đó sinh viên sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc học và có phương pháp học thích hợp hơn để cải thiện kết quả học tập.

    1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu

    Chương 1: Tổng quan – giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, cấu trúc của bài báo cáo.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết – trình bày lý thuyết về thái độ, các thành phần cấu thành thái độ, và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – giới thiệu tổng thể nghiên cứu, trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và những thang đo, cỡ mẫu, và phương pháp chọn mẫu được sử dụng.

    Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Chương này mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

    Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Nội dung của chương này bao gồm kết quả chính của đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...