Thạc Sĩ Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội
    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục bảng v
    1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích và yêu cầu 3
    1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    2.2 Sự phân bố của cây hoa hồng trên thế giới 5
    2.3 Đặc điểm thực vật học 8
    2.4 Phân tích đa dạng di truyền 10
    2.5 Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng 11
    2.6 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa hồng trên thế giới 13
    2.7 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa hồng ở việt nam 18
    2.8 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn tạo giống hoa hồng 20
    3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    3.1 Vật liệu nghiên cứu 24
    3.2 Nội dung nghiên cứu 24
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
    4.1 Đánh giá tập đoàn mẫu giống từ nguồn địa phương và nhập nội 28
    4.1.1 Danh mục các mẫu giống hoa hồng có nguồn địa phương và nhập nội 28
    4.1.2 Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các mẫu giống hoa hồng 29
    4.1.3 Đánh giá đặc điểm hình thái cấu trúc hoa của các mẫu giống hoa hồng 34
    4.1.4 Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống hoa hồng 40
    4.1.5 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống hoa hồng 45
    4.2 Đánh giá sự đa dạng di truyền của các mẫu giống hoa hồng trong tập đoàn nghiên cứu 48
    4.3 Đánh giá vật liệu đột biến thực nghiệm chọn giống hoa hồng mới ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 51
    4.3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cành ghép sau nhân vô tính ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 51
    4.3.2 Kết quả ứng dụng đột biến thực nghiệm tạo vật liệu chọn giống hoa hồng ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 57
    4.3.3 Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các mẫu giống hoa hồng ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 60
    5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
    5.1 Kết luận 61
    5.2 Đề nghị 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    DANH MỤC BẢNG
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT[/TD]
    [TD]Tên bảng[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.1: Một số nhóm hoa hồng chính và vùng phân bố của chúng 6
    2.2: Nguồn gốc một số loài hoa hồng trên thế giới 7
    2.3: Diện tích, giá trị kinh tế hoa cắt và cây trang trí của một số nước trồng chính trên thế giới năm 2003 14
    4.1: Danh mục các mẫu giống cây hoa hồng 28
    4.2: Hình dạng cây, đường kính tán và đặc điểm gai hoa hồng 30
    4.3: Đặc điểm kích thước và cấu trúc lá kép của các mẫu giống hoa hồng nghiên cứu. 31
    4.4: Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống hoa hồng. 33
    4.5: Chiều dài cành, hình dạng bông của các mẫu giống nghiên cứu 35
    4.6: Cấu trúc hoa của các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu 37
    4.7: Màu sắc và hương thơm hoa của các mẫu giống trong tập đoàn 39
    4.8: Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu giống trong tập đoàn nghiên cứu 41
    4.9: Màu sắc, đường kính và độ bền hoa của các mẫu giống nghiên cứu 44
    4.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống nghiên cứu 46
    4.11: Tỷ lệ bật mầm và khả năng sống của cành ghép ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 52
    4.12: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép 54
    4.13: Động thái tăng trưởng số lá trên cành ghép 55
    4.14: Động thái tăng trưởng đường kính thân của các mẫu giống ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 56
    4.15: Hình thái cấu trúc hoa ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 57
    4.16: Biểu hiện hình thái hoa của các thể đột biến ở thế hệ M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] 59
    4.17: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các mẫu giống 60

    1. MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoa hồng là một trong những loài hoa được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hoa hồng to, mầu sắc đẹp mắt, hương thơm dịu dàng và được xem là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Nó tiêu biểu cho hòa bình, tuổi trẻ, là hoa của tình yêu, tình hữu nghị, niềm vui và sự tốt lành. Cùng với sự phát triển của thời đại, nhu cầu đời sống tinh thần của con người ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn và vẻ đẹp hoa đã đi vào mỗi gia đình như một phần tất yếu. Ngày nay sản xuất hoa đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế và diện tích hoa ngày càng mở rộng.
    Hoa hồng (Rose SPP.L) là cây thuộc chi Rosa họ hoa hồng Rosaceae, đây là họ rất lớn thuộc loại thực vật thân bụi được phân bố trên toàn thế giới. Hoa hồng được xem là chúa tể của các loài hoa bởi sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, vẻ đẹp quyến rũ, hương thơm dịu dàng kín đáo mà không phải loài hoa nào cũng có.
    Trên thế giới, hiện nay công nghệ trồng và sản xuất hoa ngày càng hiện đại, đặc biệt là các nước như Hà Lan, Pháp. Có thể nói công nghệ trồng hoa của họ đang ở đỉnh cao trong nền sản xuất hoa hiện đại, đặc biệt là công nghệ nhân giống mới. Trong xu thế hội nhập nhiều giống hoa đã ra đời và du nhập sang các nước, có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên, khí hậu, ngoài giá trị thẩm mỹ hoa hồng còn có giá trị cao trong nền y học và trong các ngành công nghiệp như sản xuất mỹ phẩm, nước hoa. Việc kinh doanh hoa được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần không nhỏ vào nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Hàng năm, ở một số nước như Hà Lan, Mỹ, Colombia, Trung Quốc sản xuất một lượng lớn hoa cắt để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. một trong những nước nghiên cứu và sản xuất hoa hồng hàng đầu trên thế giới là Hà Lan với tổng kim ngạch xuất khẩu hoa hồng năm 2003 lên tới 430 triệu Euro [11].
    Ở nước ta hiện nay, nghề trồng và sản xuất hoa ngày càng được quan tâm, bởi sức mua của thị trường nhất là các Thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, diện tích trồng hoa đã không ngừng tăng lên thay thế dần các cây trồng cũ giá trị thấp, theo thống kê hiện nay mức thu nhập của nghề trồng hoa thường cao hơn 5 - 6 lần so với trồng lúa.
    Ở Miền Bắc Việt Nam hiện có các vùng hoa chuyên canh lớn như: Mê Linh (Vĩnh Phúc); Tây Tựu (Hà Nội); Sapa (Lào Cai), Đông Cương (Thanh Hoá), Mộc Châu (Sơn La), . Nhưng nhìn chung năng suất còn rất thấp, tỷ lệ hoa thương phẩm chỉ đạt 1/3 so với toàn vườn sản xuất, khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thế giới không cao. Nh­ư­ợc điểm của hoa hồng Việt Nam là số l­ượng cành nhiều nh­ưng chất l­ượng chư­a đảm bảo, tỷ lệ cành đủ tiêu chuẩn xuất khẩu còn ở mức thấp. Nguyên nhân cơ bản là kỹ thuật trồng hoa hồng của chúng ta hiện nay còn dựa vào kinh nghiệm và theo tập quán canh tác cũ, chư­a đư­ợc áp dụng và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất dẫn đến năng suất và chất lượng chư­a cao. Những nghiên cứu về chọn giống hoa hồng ở nước ta còn rất ít được quan tâm. Hiện nay những giống hoa mới ở nước ta chủ yếu đều là do chọn lọc từ nguồn nhập nội.
    Việc thu thập một tập đoàn giống hoa hồng làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn, tạo giống mới phục vụ cho sản xuất hiện nay là vấn đề cấp thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Khảo sát tập đoàn giống hoa hồng (Rosa spp.L.) mới nhập nội
    và chọn tạo trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội”
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    - Khảo sát và đánh giá tập đoàn công tác các mẫu giống hoa hồng mới nhằm bổ sung nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống;
    - Đánh giá mức độ ổn định về hình thái hoa của các thế hệ đột biến ở đời M[SUB]1[/SUB]V[SUB]5[/SUB] phục vụ cho công tác chọn giống hoa hồng.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các mẫu giống hoa hồng mới nhập nội và gây tạo từ đột biến.
    - Phân nhóm tập đoàn nghiên cứu theo các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, về năng suất, phẩm chất hoa cắt để có hướng sử dụng trong chọn tạo giống.
    - Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn mẫu giống hoa hồng thu thập.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    - Đánh giá tập đoàn công tác gồm 30 mẫu giống hoa hồng trong nước và nhập nội về các đặc điểm thực vật học, nông sinh học. Từ kết quả nghiên cứu giúp các nhà chọn giống có định hướng khi sử dụng chúng làm vật liệu, rút ngắn được quá trình nghiên cứu chọn giống.
    - Duy trì được các kiểu biến dị hình thái hoa đẹp, lạ mắt từ gây đột biến có thể nhân nhanh hoàn thiện quá trình tạo giống mới và giới thiệu cho các vùng trồng hoa để bổ sung giống mới vào sản xuất.
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu bao gồm các mẫu giống hoa hồng thu thập được từ nguồn địa phương và nhập nội.
    Địa điểm nghiên cứu và triển khai thí nghiệm tại Trung tâm Phát triển VAC - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...