Thạc Sĩ Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ c

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ung thư vú có tỷ lệ mắc phải đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và thuộc nhóm năm loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất [55]. Đây là một căn bệnh phức tạp, nguyên nhân chưa được biết rõ. Hiện nay ung thư vú chủ yếu được điều trị bằng bốn liệu pháp, phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với xạ trị, hóa trị và điều trị nội tiết.
    Tuy nhiên, các phương pháp điều trị truyền thống chỉ hiệu quả ở những bệnh nhân giai đoạn đầu, dễ tái phát và nhiều tác dụng phụ [5]. Vì vậy, đòi hỏi phải có những phương pháp điều trị mới ít tác dụng phụ, hiệu quả cao, đánh trúng đích.
    Những hiểu biết về miễn dịch ung thư mở ra hướng mới trong điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Trong đó, tế bào tua đang được giới khoa học chú ý bởi những đặc tính ưu việt trong khả năng trình diện kháng nguyên ung thư trên diện rộng cho cả độc tế bào T và trợ bào T [1, 70]. Trong cơ thể bệnh nhân, tế bào ung thư phát triển các phương thức nhằm ngăn chặn hệ miễn dịch tiêu diệt chúng, trong đó có phương thức hạn chế tế bào tua nhận diện và trình diện kháng nguyên ung thư cho tế bào T [18]. Vì vậy cần thiết phải huấn luyện tế bào tua trước khi đưa vào cơ thể bệnh nhân. Tế bào đơn nhân từ tủy xương, máu ngoại vi có thể được biệt hóa in vitro thành tế bào tua bằng các nhân tố kích thích và cytokine như GM-CSF, IL-4, TNF-α và IFN-γ [70]. Trên thế giới, nghiên cứu trị ung thư vú bằng tế bào tua đã tiến đến bước thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân. Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu bước đầu về tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú thu nhận từ các dòng tế bào thương mại, cũng như những ứng dụng khoa học mới nhất trong điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở mức thử nghiệm in vitro, một số nghiên cứu tại PTN. Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc đang tiến đến bước thử nghiệm cận lâm sàng trên mô hình chuột. Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng nguồn kháng nguyên là tế bào ung thư vú đã tạo dòng hoặc kháng nguyên ung thư đặc trưng cho ung thư vú để cảm ứng lượng lớn tế bào tua (trên một triệu tế bào cho 1 liều điều trị). Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân giai đoạn IV di căn, lượng
    Dương Thanh Thủy Đặt vấn đề tế bào miễn dịch thấp nên việc thu nhận lượng lớn tế bào rất khó khăn. Mặt khác, tế bào ung thư qua tạo dòng lâu dài, nhiều lần cấy chuyền có thể không phản ánh hoàn toàn đặc tính ung thư phức tạp trên từng bệnh nhân. Vì vậy, nhằm hướng đến liệu pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân, chi phí thấp, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đề tài “Khảo sát tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp” sử dụng nguồn kháng nguyên khối u đơn giản, dễ thu nhận để cảm ứng lượng thấp tế bào tua (105 tế bào) nhằm mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu những tác động đến hệ miễn dịch và ức chế tăng trưởng ung thư của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp trên mô hình chuột; từ đó làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn và những thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân.
    Đề tài được tiến hành với bốn nội dung chính:
    1. Nuôi cấy sơ cấp tế bào ung thư vú từ khối u
    2. Biệt hóa và trưởng thành tế bào đơn nhân tủy xương chuột thành tế bào tua
    3. Xây dựng mô hình chuột ung thư vú dị ghép
    4. Đánh giá tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng nguyên thu từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG viii
    DANH MỤC HÌNH . ix
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ VÚ . 3
    1.1.1. Tình hình ung thư vú . 3
    1.1.2. Ung thư vú . 4
    1.1.2.1. Tổng quan 4
    1.1.2.2. Các giai đoạn phát triển ung thư vú . 4
    1.1.3. Các liệu pháp điều trị hiện nay 6
    1.1.3.1. Liệu pháp điều trị truyền thống . 6
    1.1.3.2. Chiến lược điều trị mới 8
    1.1.4. Tế bào gốc ung thư vú . 9
    1.1.5. Mô hình động vật ung thư vú 11
    1.1.5.1. Mô hình dị ghép . 11
    1.1.5.2. Mô hình cảm ứng bằng hóa chất 13
    1.1.5.3. Mô hình chuột biến đổi gen . 13
    1.2. MIỄN DỊCH UNG THƯ 15
    1.2.1. Kháng nguyên ung thư 15
    1.2.1.1. Các loại kháng nguyên ung thư . 15
    1.2.1.2. Kháng nguyên ung thư vú 16
    1.2.2. Khả năng “lẩn trốn” miễn dịch của ung thư 17
    1.2.2.1. Các cơ chế lẩn trốn miễn dịch của ung thư 17
    ii
    Dương Thanh Thủy Mục lục
    1.2.2.2. Khả năng kháng miễn dịch trong ung thư vú . 18
    1.2.3. Tế bào tua 19
    1.2.3.1. Đặc tính sinh học của tế bào tua 19
    1.2.3.2. Tế bào tua trong ung thư vú . 21
    1.2.4. Tình hình nghiên cứu điều trị ung thư vú bằng liệu pháp tế bào tua ở
    Việt Nam và thế giới 22
    2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP . 27
    2.1. VẬT LIỆU . 27
    2.1.1. Mẫu vật . 27
    2.1.1.1. Nguồn tế bào 27
    2.1.1.2. Động vật thí nghiệm 27
    2.1.2. Hóa chất 27
    2.1.2.1. Hóa chất nuôi tế bào ung thư vú 27
    2.1.2.2. Hóa chất tạo mô hình . 28
    2.1.2.3. Hóa chất nuôi tế bào tua 28
    2.1.2.4. Hóa chất khác 28
    2.1.3. Dụng cụ . 29
    2.1.4. Thiết bị 30
    2.2. PHƯƠNG PHÁP . 31
    2.2.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát 31
    2.2.2. Nội dung 1: Nuôi cấy sơ cấp tế bào ung thư vú từ khối u 32
    2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào ung thư vú từ mảnh mô khối u vú . 32
    2.2.2.2. Đánh giá quần thể tế bào sơ cấp 34
    2.2.3. Nội dung 2: Biệt hóa và trưởng thành tế bào đơn nhân tủy xương chuột
    thành tế bào tua . 35
    2.2.3.1. Quy trình nuôi cấy . 35
    2.2.3.2. Kiểm tra đặc tính tế bào tua đã biệt hóa 36
    2.2.3.3. Cảm ứng tế bào tua với kháng nguyên ung thư . 37
    2.2.4. Nội dung 3: Xây dựng mô hình chuột ung thư vú dị ghép . 38
    iii
    Dương Thanh Thủy Mục lục
    2.2.4.1. Tạo mô hình chuột suy giảm miễn dịch . 38
    2.2.4.2. Nuôi cấy dòng tế bào ung thư vú người Việt Nam chuyển
    gen GFP 39
    2.2.4.3. Tạo mô hình chuột mang khối u vú . 40
    2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tạo mô hình 40
    2.2.5. Nội dung 4: Đánh giá tác động in vivo của tế bào tua đã cảm ứng kháng
    nguyên thu từ khối u và tế bào ung thư vú sơ cấp 41
    2.2.5.1. Bố trí thí nghiệm 41
    2.2.5.2. Đánh giá sự thay đổi kích thước khối u . 42
    2.2.5.3. Đánh giá sự biến động bạch cầu tổng 43
    2.2.5.4. Đánh giá sự khác biệt lượng tế bào gây ung thư . 43
    2.2.5.5. Thống kê kết quả . 44
    3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 45
    3.1. NỘI DUNG 1: NUÔI CẤY SƠ CẤP TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THU TỪ
    KHỐI U . 45
    3.1.1. Sự tăng sinh và hình thái tế bào ung thư sơ cấp 45
    3.1.2. Hiệu quả nuôi cấy sơ cấp 49
    3.1.3. Đánh giá quần thể tế bào ung thư vú sơ cấp . 52
    3.1.4. Kết luận và biện luận chung 52
    3.2. NỘI DUNG 2: BIỆT HÓA, TRƯỞNG THÀNH TẾ BÀO ĐƠN NHÂN
    TỦY XƯƠNG CHUỘT THÀNH TẾ BÀO TUA 54
    3.2.1. Hiệu quả biệt hóa và trưởng thành tế bào tua từ tủy xương chuột 54
    3.2.2. Đánh giá tế bào tua thu nhận từ tủy xương chuột . 56
    3.3. NỘI DUNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỘT UNG THƯ VÚ DỊ
    GHÉP 57
    3.3.1. Hiệu quả gây suy giảm miễn dịch trên chuột nhắt trắng . 57
    3.3.2. Nuôi cấy dòng tế bào VNBC-GFP 58
    3.3.3. Hiệu quả tạo mô hình chuột mang khối u vú người 59
    3.3.3.1. Hình thái bên ngoài 59
    iv
    Dương Thanh Thủy Mục lục
    3.3.3.2. Khả năng phát huỳnh quang của khối u chuột . 59
    3.3.3.3. Mô học khối u chuột 60
    3.4. NỘI DUNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG IN VIVO CỦA TẾ BÀO TUA
    ĐÃ CẢM ỨNG KHÁNG NGUYÊN THU TỪ KHỐI U VÀ TẾ BÀO UNG
    THƯ VÚ SƠ CẤP 62
    3.4.1. Hình thái bên ngoài . 62
    3.4.2. Sự biến động bạch cầu tổng 63
    3.4.3. Sự thay đổi kích thước khối u . 65
    3.4.4. Sự thay đổi tỷ lệ tế bào VNBC-GFP trong khối u 67
    3.4.5. Mô học khối u . 69
    3.4.5.1. Mô nhuộm H&E 69
    3.4.5.2. Sự phát huỳnh quang trên mảnh cắt lát mô . 70
    3.4.6. Kết luận và biện luận chung 71
    4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
    4.1. KẾT LUẬN 77
    4.2. ĐỀ NGHỊ . 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...