Luận Văn Khảo sát sự sinh trưởng và hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh Brassica oleracea var

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn này được thực hiện nhằm khảo sát sự sinh trưởng và hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh Brassica oleracea var. italica. Sự tăng trưởng xảy ra nhanh từ ngày 3 cho đến ngày 6 sau đó chậm lại. Hàm lượng glucosinolate cao nhất khi cây mầm được 4 ngày tuổi (1,729 µmol/g trọng lượng tươi) sau đó giảm dần (0,577 µmol/g trọng lượng tươi ở ngày 7). Sự bổ sung c ác acid amin L – Phenylalanine, L – Methionine, L – Tyrosine với các nồng độ 100 mg/l, 120 mg/l, 140 mg/l vào thời điểm cây mầm được 4, 5 và 6 ngày tuổi giúp hàm lượng glucosinolate tăng đáng kể khi bổ sung vào ngày 4. L – Phe nylalanine nồng độ 120 mg/l có tác động tích cực nhất (2,266 µmol/g trọng lượng tươi). Tương tự việc bổ sung dịc h chiết tảo Spirulina với nồng độ 250 mg/l khi c ây mầm được 4, 5 và 6 ngày tuổi nhằm làm tăng hàm lượng glucosinolate ở cây mầm. Hàm lượng glucosinolate tăng mạnh khi bổ sung vào ngày 4 là 1,692 µmol/g trọng lượng tươi (kết quả của dịch chiết tảo phá vỡ ở 3 phút).
    ------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    TÓM TẮT
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC BẢNG
    NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
    CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

    2.1 Thủy canh rau mầm
    2.1.1 Rau mầm
    2.1.2 Cách trồng rau mầm
    2.1.2.1 Ngâm ủ hạt giống
    2.1.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng và độ ẩm
    2.1.2.3 Các phương pháp trồng rau mầm
    2.2 Bông cải xanh Brassica oleracea var italica
    2.2.1 Giới thiệu chung về cây bông cải xanh
    2.2.2 Đặc điểm hình thái cây bông cải xanh
    2.2.3 Công dụng
    2.3 Glucosinolate
    2.3.1 Giới thiệu:
    2.3.2 Cấu trúc hóa học
    2.3.3 Sự sinh tổng hợp glucosinolate
    2.3.4 Các phương pháp trích ly
    2.3.5 Công dụng của glucosinolate
    2.4 Rau mầm bông cải xanh
    2.5 Spirulina
    2.5.1 Cấu tạo
    2.5.2 Thành phần hóa học của tảo
    2.5.3 Các phương pháp phá vỡ
    CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    3.1 Vật liệu
    3.2 Phương pháp
    3.2.1 Tạo cây mầm bông cải xanh và cây mầm củ cải trắng:
    3.2.1 Khảo sát sự sinh trưởng và sự sinh tổng hợp glucosinolate của cây mầm bông cải xanh
    3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm xử lý cây mầm với acid amin lên sự sinh tổng hợp glucosinolate
    3.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của acid amin trong dịch chiết tảo Spirulina lên sự sinh tổng hợp glucosinolate
    3.2.4 Thu nhận và định lượng glucosinolate
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
    4.1 Sự sinh trưởng của cây mầm bông cải xanh theo thời gian
    4.2 Hàm lượng glucosinolate của cây mầm bông cải xanh theo thời gian
    4.3 Ảnh hưởng của amino acid lên hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh
    4.3.1 Ảnh hưởng của L – Phenylalanine lên hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh
    4.3.2 Ảnh hưởng của L – Methionine lên hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh
    4.3.3 Ảnh hưởng của L – Tyrosine lên hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh
    4.3.4 So sánh hiệu quả sử dụng L – Phenylalanine, L – Methionine, L – Tyrosine ở nồng độ 120 mg/l trong mục đích nâng cao hàm lượng glucosinolate
    4.4 Ảnh hưởng của acid amin trong dịch chiết tảo spirulina lên hàm lượng glucosinolate trong cây mầm bông cải xanh
    4.5 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng dịch chiết tảo Spirulina để sản xuất rau mầm
    CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận
    5.2 Kiến nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ---------------------------------------------------------
    GVHD: ThS Lê Thị Thủy Tiên - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...