Luận Văn Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Tp. Long Xuyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài “Khảo sát sự phân bố động vật đáy với các yếu tố môi trường, nền đáy ở rạch Tầm Bót, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang” được thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2009 với 4 đợt khảo sát qua 9 vị trí khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
    Các thông số lý hóa biến động với nhiệt độ từ 28,5 – 32 0C, pH từ 6,27 – 7,5, DO từ 0,8 –
    5,48, COD từ 11,2 – 190,4 mg/L, lân tổng từ 0,1 – 1,44 mg/L, đạm tổng từ 0,5 – 12,9 mg/L,
    TSS 19,5 – 112 mg/L. Cho thấy chất lượng nước khu vực này ô nhiễm ở mức từ nhẹ đến
    nặng. Các thông số lý hóa nền đáy cũng biến động với tỷ lệ sét từ 2 – 45 %, bùn từ 15 – 65
    %, cát từ 5 – 82 % trong thành phần cơ giới đất, chất hữu cơ từ 0,59 – 3,87 % C, lân tổng từ
    0,12 – 0,27 % P2O5 và đạm tổng từ 0,11 – 0,30 %. Đã phát hiện được 11 loài ĐVĐ thuộc 5
    lớp: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Gastropoda, Bivalvia. Chỉ số đa dạng Shannon biến
    động từ 0,122 đến 1,279. Số lượng ĐVĐ biến động rất lớn theo mùa, từ 998 đến 2622 cá
    thể/m2 do sự biến động chủ yếu của nhóm Oligochaeta. Khối lượng ĐVĐ biến động lớn theo
    mùa, từ 122,2 đến 237,05 g/m2 do sự khác biệt chủ yếu của nhóm Bivalvia. Đạm tổng, lân
    tổng và COD trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của ĐVĐ, loài Limnodrilus
    hoffmeisteri có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường có nồng độ đạm tổng, lân
    tổng, COD trong nước cao. Vào mùa khô hàm lượng đạm tổng, lân tổng và chất hữu cơ trong
    nền đáy ảnh hưởng không rỏ ràng đến sự phân bố các loài động vật đáy. Vào mùa mưa hàm
    lượng cát quyết định sự phân bố của các loài Assiminae brevicula, Corbicula castanae,
    Mycetopoda siliquota; hàm lượng bùn ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài Limnodrilus
    hoffmeisteri, Brachyura sowebyii, Chironomus sp; hàm lượng sét tác động đến các loài
    Limnodrilus hoffmeisteri, Brachyura sowebyii. Với mức tương đồng 30 % về sinh lượng
    động vật đáy, vùng nghiên cứu được chia làm 3 phân vùng cho cả hai mùa: phân vùng 1 có
    sự hiện diện thường xuyên của nhóm giun ít tơ với số lượng khá cao, phân vùng 2 có thành
    phần loài và sinh khối động vật đáy thấp và phân vùng 3 có thành phần loài và sinh khối động
    vật đáy cao nhất. Dựa vào thành phần loài, sinh lượng động vật đáy trên cơ sở ứng dụng phần
    mềm Primer V.5.2.9 và chỉ số sinh học RPB III có thể phân chia được các vùng khác nhau và
    đánh giá được mức độ ô nhiễm của thủy vực.
    Từ khóa: Động vật đáy, Primer, Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
    ii
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm tạ .i
    Tóm lược .ii
    Mục lục iii
    Danh sách bảng .v
    Danh sách hình .vi
    Danh sách từ viết tắt vii
    Chương I. MỞ ĐẦU .01
    I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .02
    1. Mục tiêu nghiên cứu .02
    2. Nội dung nghiên cứu .02
    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .03
    1. Đối tượng nghiên cứu .03
    2. Phạm vi nghiên cứu 03
    III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .03
    1. Cơ sở lý luận .03
    1.1. Sơ lược về khu vực nghiên cứu .03
    1.2. Sơ lược về thành phần nước thải ô nhiễm hữu cơ .04
    1.3. Sinh vật chỉ thị .05
    1.4. Sử dụng động vật đáy (ĐVĐ) trong quan trắc sinh học 06
    1.5. Phân vùng sinh thái dựa trên mối quan hệ giữa ĐVĐ và môi trường .11
    2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11
    2.2. Phương tiện và hoá chất .12
    2.3. Phương pháp 12
    Chương II. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
    I. Các thông số lý hóa môi trường nước .18
    1. Nhiệt độ .18
    2. pH .18
    3. Oxy hòa tan (DO) .19
    4. COD .20
    5. Lân tổng 21
    6. Đạm tổng .21
    7. TSS .22
    8. Kết luận chung 23
    II. Đặc tính lý hóa nền đáy rạch Tầm Bót .23
    1. Tỷ lệ sét trong nền đáy 23
    2. Tỷ lệ bùn trong nền đáy 24
    3. Tỷ lệ cát trong nền đáy 25
    4. Hàm lượng chất hữu cơ trong nền đáy 25
    iii
    5. Hàm lượng lân tổng trong nền đáy .26
    6. Hàm lượng đạm tổng trong nền đáy .27
    III. Đặc điểm động vật đáy trên rạch Tầm Bót .27
    1. Thành phần loài động vật đáy .27
    2. Sinh lượng động vật đáy khu vực rạch Tầm Bót .29
    3. Tính đa dạng động vật đáy 31
    4. Quan hệ giữa cấu trúc ĐVĐ với các chỉ tiêu lý, hóa nước và nền đáy .32
    Chương III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .38
    I. Kết luận .38
    II. Đề nghị .38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    Phụ lục .43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...