Thạc Sĩ Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, đ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ đẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    đã từ lâu, những vấn đề trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
    riêng luôn là đề tài nóng bỏng lôi kéo sự chú ý của báo giới, công luận xã hội cũng
    như các chuyên gia và các nhà lãnh đạo.
    Trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con
    người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sử
    ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường
    đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy là một phúc lợi công
    mà dần thay đổi trở thành “dịch vụ giáo dục”. Theo đó, giáo dục trở thành một loại
    dịch vụ và khách hàng (sinh viên, phụ huynh) có thể bỏ tiền ra để đầu tư và sử dụng
    một dịch vụ mà họ cho là tốt nhất.
    Song song với việc chuyển từ hoạt động phúc lợi công sang dịch vụ công và
    tư, một thị trường giáo dục dần dần hình thành và phát triển trong đó hoạt động trao
    đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi
    nhau ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với nhiều mô hình đào tạo
    khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, hoàn chỉnh đến liên thông, đào tạo từ
    xa Từ đó nảy sinh các vấn đề như chất lượng đào tạo kém, sinh viên ra trường
    không đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, sự xuống cấp đạo đức học đường, chương
    trình và nội dung giảng dạy nặng nề và không phù hợp với thực tế . đã xuất hiện
    ngày càng nhiều hơn trên mặt báo, trên các chương trình thời sự cũng như trên các
    phương tiện thông tin đại chúng khác. điều này dẫn đến sự hoang mang đối với
    công chúng, đặc biệt là khi họ lựa chọn trường cho con em mình theo học.
    Nhằm giải quyết các mối lo ngại đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thể hiện nỗ
    lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa Kiểm định
    chất lượng giáo dục vào Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đích của việc kiểm
    định này là giúp cho các nhà quản lý, các trường đại học xem xét toàn bộ hoạt động
    của nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà
    trường theo một chuẩn nhất định; giúp cho các trường đại học định hướng và xác
    định chuẩn chất lượng nhất định và nó tạo ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa
    linh hoạt, vừa chặt chẽ đó là tự đánh giá và đánh giá ngoài [8]
    Trong những năm gần đây, đảm bảo chất lượng mà hoạt động chính là đánh
    giá chất lượng đã trở thành một phong trào rộng khắp trên toàn thế giới, trong đó có
    Khu vực đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tùy theo từng mô hình
    giáo dục đại học mà từng nước có thể áp dụng phương thức đánh giá và quản lý
    chất lượng khác nhau, tuy nhiên có hai cách tiếp cận đánh giá chất lượng thường
    được sử dụng trên thế giới đó là đánh giá đồng nghiệp và đánh giá sản phẩm [17].
    Trong đó, đánh giá đồng nghiệp chú trọng đánh giá đầu vào và quá trình đào tạo
    còn đánh giá sản phẩm thì thông qua bộ chỉ số thực hiện và chú trọng vào sự hài
    lòng của các bên liên quan. Bộ chỉ số này cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại
    học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng
    nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên quy mô cả nước. Phương thức đánh giá sản
    phẩm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, các nước Bắc Mỹ và Châu Âu vì các dữ
    liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng định tính hợp lý của các chuẩn
    mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
    Riêng ở đông Nam Á, việc thành lập Tổ chức đảm bảo chất lượng mạng đại
    học đông Nam Á (AUN-QA) vào năm 1998 cho thấy sự nỗ lực trong việc quản lý
    chất lượng của các quốc gia trong khu vực này. AUN-QA đã xây dựng nên mô hình
    chất lượng giáo dục đại học bao gồm các yếu tố cốt lõi như sứ mạng mục tiêu,
    nguồn lực, các hoạt động then chốt (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ) và các thành quả
    đạt được. Các yếu tố này sẽ trực tiếp tạo ra chất lượng của giáo dục đại học. Ngoài
    ra, mô hình chất lượng của AUN-QA còn có hai yếu tố hỗ trợ là sự hài lòng của các
    bên liên quan và đảm bảo chất lượng và đối sánh trong phạm vi quốc gia/quốc tế
    [19]. đây là những yếu tố không trực tiếp tạo ra chất lượng nhưng lại rất cần thiết vì
    nó cung cấp thông tin phản hồi và cơ cấu giám sát, cách đánh giá, đối sánh nhằm
    giúp cho hệ thống giáo dục có thể vận hành đúng hướng.

    Qua đó ta thấy được thông tin về sự hài lòng của các bên liên quan chính là
    bằng chứng về hiệu quả của hệ thống giáo dục, giúp hệ thống kịp thời có những
    điều chỉnh hợp lý để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn của những đối tượng
    mà nó phục vụ. Với mục đích xác định sự hài lòng của sinh viên nhằm góp phần cải
    tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học Khoa học Tự nhiên, đH Quốc
    gia TP.HCM cho nên tôi chọn đề tài “Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với
    hoạt động đào tạo tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia
    TPHCM”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...