Thạc Sĩ Khảo sát sự biểu hiện của HER2 trong ung thư vú bằng cách kết hợp phương pháp hóa mô miễn dịch và la

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 28/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Bệnh ung thư vú đứng hàng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới hiện nay. Ung thư vú đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển và đang là vấn đề cần quan tâm của y học. Tại Việt Nam, theo báo cáo năm 2006, ở Hà Nội , ung thư vú chiếm 30%, còn ở Tp. HCM, ung thư vú đã đứng hàng đầu, khoảng 20%, , trong khi đó ung thư cổ tử cung chỉ còn 16.5%, thấp hơn so với những nghiên cứu trước đó, lui về đứng hàng thứ hai trong các ung thư thường gặp ở nữ giới.
    Ở các nước, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú gia tăng đều đặn hàng năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính năm 2005 có khoảng 1.200.000 người bị ung thư vú và theo Hiệp hội phòng chống Ung thư Hoa Kỳ, phát hiện khoảng 270.000 trường hợp mới, tương đương 1/10 dân số nữ giới mắc bệnh. Đây thực sự là một vấn đề cần quan tâm cho sức khỏe cộng đồng. Ung thư vú không phải là một căn bệnh nan y. Nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể chữa. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh trễ và không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh trở nên khó chữa, biến chứng nặng và gây tử vong. Bệnh ung thư vú có tầm quan trọng cả về mặt xã hội, tình cảm, tình dục, do đó ung thư vú không những ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ mà còn ảnh hưởng tới những mối quan hệ, cách sống và những ý niệm về cơ thể của họ. Một phụ nữ hiểu biết và có thông tin tốt thì sẽ giữ một vai trò chủ động trong điều trị, và sẽ xây dựng được một tinh thần lạc quan đóng góp phần quan trọng vào việc chiến thắng căn bệnh.
    Vậy, để làm cho ung thư vú không phải là một căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về căn bệnh này. Chúng ta cần phải có thêm hiểu biết để phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị đúng. Đó chính là chìa khóa để đạt kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
    Trong điều trị ung thư vú, việc đánh giá tiên lượng bệnh chính xác giúp các bác sĩ lâm sàng có những quyết định xử trí bệnh tốt nhất. Hiện nay có rất nhiều yếu tố tiên lượng bệnh và cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Nhờ vào sự tiến bộ của lĩnh vực y sinh học, người ta đã tìm ra được nhiều yếu tố tiên lượng quan trọng của ung thư vú, trong đó có gen HER2. HER2 đã cung cấp được những thông tin cần thiết hơn để các bác sĩ lâm sàng có thể lựa chọn mô thức điều trị phù hợp hơn cho từng trường hợp cụ thể. Khảo sát HER2 có thể ở mức độ protein hay mức độ phân tử. Có nhiều kỹ thuật đánh giá sự biểu hiện quá mức protein Her2 như: Hóa mô Miễn dịch (IHC), ELISA, Western blot; và những phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ khuyếch đại của gen Her2 bao gồm Southern blot, slot blot, lai tại chỗ gắn bạc (SISH), lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH), PCR. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta không sử dụng kỹ thuật Southern blot và Western blot vì nó có thể
    cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả, và cần số lượng lớn mẫu mô trong sinh thiết. PCR là một kỹ thuật nhạy, nhưng việc phân tích mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều công đoạn. Hơn nữa, việc thiếu đánh giá hình thái mô học cũng là một bất lợi. Do đó, người ta đã lựa chọn phương pháp IHC và FISH, là các phương pháp có thể tự động hóa, đồng thời cho phép đánh giá hình thái mô học và khắc phục những trường hợp kết quả âm tính giả hay dương tính giả.
    Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trên thế giới thì có một tỷ lệ khá lớn trường hợp kết quả biểu hiện ở mức độ 2+ của protein HER2 khi áp dụng IHC, lại không cho thấy sự khuyếch đại gen HER2 tương ứng khi áp dụng FISH. Do đó chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát sự biểu hiện của HER2 trong ung thư vú bằng cách kết hợp phương pháp hóa mô miễn dịch và lai tại chỗ gắn huỳnh quang” với mong muốn xác định tình trạng của gen HER2 để cung cấp được nhiều thông tin về tiên lượng, về đáp ứng với mô thức điều trị một cách chính xác hơn.
    Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là:
    Khảo sát sự biểu hiện của protein HER2 bằng phương pháp hóa mô miễn dịch.
    Khảo sát sự biểu hiện của gen HER2 bằng phương pháp lai tại chỗ gắn huỳnh quang.
    Khảo sát sự liên quan của HER2 và các yếu tố tiên lượng kinh điển.
    Khảo sát sự tương đồng về biểu hiện của HER2 giữa phương pháp hóa mô miễn dịch và lai tại chỗ gắn huỳnh quang.

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC HÌNH ẢNH
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Tổng quan về ung thư vú . 4
    1.1.1 Cấu trúc và chức năng của tuyến vú 4
    1.1.2 Ung thư vú là gì? 5
    1.1.4 Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ . 8
    1.1.4.1 Dịch tễ học . 8
    1.1.4.2 Yếu tố nguy cơ . 10
    1.1.5 Phân loại carcinôm tuyến vú . 12
    1.1.5.1 Xếp giai đoạn 12
    1.1.5.2 Phân loại mô bệnh học . 14
    1.1.5.3 Phân loại độ mô học . 15
    1.1.6 Các yếu tố tiên lượng và dự đoán đáp ứng 16
    1.1.7 Phòng ngừa- Phát hiện sớm ung thư vú . 16
    1.1.8 Triệu chứng, dấu hiệu và diễn tiến 16
    1.1.9 Tầm soát và chẩn đoán 17
    1.1.9.1 Chụp X quang (nhũ ảnh) 17
    1.1.9.5 Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) 17
    1.1.9.4 Xạ hình vú . 17
    1.1.9.3 Chụp cộng hưởng từ (MRI) 18
    1.1.9.2 Siêu âm 18
    1.1.9.6 Sinh thiết . 18
    1.1.9.7 Xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào học . 18
    1.1.9.8 Xét nghiệm máu . 19
    1.2 Sinh học của gen HER2 trong ung thư vú 19
    1.2.1 Giới thiệu gia đình HER . 19
    1.2.2 Giới thiệu HER2 trong ung thư vú 21
    1.2.3 Giá trị tiên lượng của HER2 23
    1.2.4 Giá trị tiên đoán của HER2 . 24
    1.2.4.1 HER2 và liệu pháp nội tiết . 24
    1.2.4.2 HER2 và hóa trị liệu 25
    1.2.4.3 HER2 và trị liệu nhắm trúng đích . 25
    1.3 Phương pháp xét nghiệm HER2 . 27
    1.3.1 Hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry – IHC) . 27
    1.3.1.1 Lịch sử phát triển . 27
    1.3.1.2 Nguyên tắc . 27
    1.3.1.3 Kháng nguyên 28
    1.3.1.4 Kháng thể 28
    1.3.1.5 Hệ thống nhận biết . 28
    1.3.1.6 Các phương pháp nhuộm Hóa mô miễn dịch 29
    1.3.2 Lai tại chỗ gắn huỳnh quang 33
    1.3.2.1 Lịch sử phát triển . 33
    1.3.2.2 Nguyên tắc của kỹ thuật FISH . 34
    1.3.2.3 Đoạn dò . 34
    1.3.2.4 Sự biểu hiện của các gen trong kỹ thuật FISH 34
    1.3.2.5 Ứng dụng của kỹ thuật FISH 35
    1.3.3 So sánh phương pháp hóa mô miễn dịch và lai tại chỗ gắn huỳnh quang. 36
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
    2.1 Địa điểm thực hiện đề tài . 37
    2.2 Đối tượng nghiên cứu 37
    2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu . 37
    2.4 Tiêu chuẩn loại trừ . 37
    2.5 Cách tính cỡ mẫu . 37
    2.6 Cách lấy và xử lý bệnh phẩm . 38
    2.6.1 Cố định mô . 38
    2.6.2 Cắt lọc 38
    2.6.3 Xử lý mô 38
    2.6.4 Vùi mô 39
    2.6.5 Cắt mỏng 39
    2.6.6 Nhuộm Hematoxylin và eosin . 40
    2.7 Hóa chất, thiết bị trong phương pháp IHC . 40
    2.7.1 Hóa chất . 40
    2.7.2 Thiết bị . 41
    2.7.3 Phương pháp thực hiện IHC 41
    2.8 Hóa chất, thiết bị trong phương pháp FISH 43
    2.8.1 Hóa chất . 43
    2.8.2 Thiết bị . 44
    2.8.3 Phương pháp nhuộm FISH 44
    2.9 Chứng dương và chứng âm 46
    2.10 Xử lý số liệu 46
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
    3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi . 47
    3.2 Phân loại mô học 49
    3.3 Độ mô học . 52
    3.4 Tình trạng di căn hạch 53
    3.5 Sự biểu hiện của thụ thể estrogen, progesterone . 54
    3.6 Sự biểu hiện của thụ thể HER2/FISH 56
    3.7 Sự khuếch đại gen HER2/FISH 61
    3.8 Tương quan giữa biểu hiện của thụ thể HER2/IHC và biểu hiện của gen HER2/FISH 65
    3.9 Liên quan giữa biểu hiện của gen HER2 và các yếu tố tiên lượng kinh điển
    3.9.1 Liên quan giữa gen HER2 và tuổi . 70
    3.9.2 Liên quan giữa gen HER2 và loại mô học . 71
    3.9.3 Liên quan giữa gen HER2 và độ mô học . 73
    3.9.4 Liên quan giữa gen HER2 và di căn hạch 74
    3.9.5 Liên quan giữa gen HER2/FISH và thụ thể estrogen, progesteron . 75
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
    4.1 KẾT LUẬN . 78
    4.2 ĐỀ NGHỊ 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...