Luận Văn Khảo sát sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus subtilis trong bể nuôi tôm sú (Penaueus monodon)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
    2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon) 3
    2.1.1 Vị trí phân loại: 3
    Theo hệ thống phân loại của Holthuis, 1989. Tôm sú . 3
    2.1.2 Phân bố 3
    2.1.3 Vòng đời . 3
    2.1.4 Tập tính ăn và loại thức ăn 4
    2.1.5 Lột xác 4
    2.2 Sự siến động các yếu tố thuỷ lý trong ao nuôi thuỷ sản. .4
    2.2.1 Nhiệt độ 4
    2.2.2 pH . 4
    2.2.3 Độ mặn . 5
    2.2.4 Oxy hoà tan (DO) . 5
    2.3 Sử dụng chế phẩm sinh học (Probiotic) trong nuôi trồng thủy sản .5
    2.3.1 Sơ lược về probiotic . 5
    3.2.2 Tình hình sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản 6
    2.4 Đặc điểm sinh học của Bacillus subtilis .7
    2.4.1 Vị trí phân loại . 7
    2.4.2 Quá trình hình thành bào tử ở Bacillus subtilis . 7
    2.4.3 Vai trò của Bacillus subtilis . 8

    PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 10
    3.1.1 Thời gian nghiên cứu . 10
    3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 10
    3.2 Phương pháp nghiên cứu .10
    3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị: . 10
    3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm . 10
    3.2.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu nước 12
    3.2.4 Phương pháp thu mẫu bùn 14
    3.2.4.1 Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn 14
    3.2.5 Xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn Bacillus subtilis. 15
    3.2.6 Phương pháp xác định sự biến động các yếu tố thuỷ lý. 15
    3.2.7 Cách cho ăn và quản lý tôm nuôi thí nghiệm . 15
    3.2.8 Tính tốc độ tăng trưởng của tôm 16
    3.2.9 Tính tỉ lệ sống của tôm 16

    PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
    4.1 Sự biến động các chỉ tiêu thủy lí 17
    4.1.1 ảnh hưởng của pH . 17
    4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ 17
    4.1.3 Ảnh hưởng của độ kiềm 17
    4.1.4 Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan (DO) 17
    4.2 Kết quả kiểm tra các đặc điểm sinh hóa vi khuẩn Bacillus subtilis phân
    lập. 18
    4.4 Biến động mật độ Vi khuẩn Bacillus subtilis trong bể nuôi tôm Sú .23
    4.5 Biến động mật độ tổng vi khuẩn trong bể nuôi tôm Sú. .24
    4.6 Biến động mật độ tổng vi khuẩn Vibrio trong bể nuôi tôm Sú .26
    4.7 Tỉ lệ sống. .27

    PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31
    4.1 Kết luận. .31
    4.2 Đề xuất. .31
    PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

    GIỚI THIỆU

    Trong khoảng 10 năm gần đây nghề nuôi tôm ở Vịêt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 6/2005 diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 542.900 ha, tăng 11.2% so với cùng kỳ năm 2004, sản lượng nuôi đạt 562.800 tấn, trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 67.1% (Bộ Thuỷ Sản, 2006).

    Chính lợi nhuận từ việc nuôi thuỷ sản quá cao mà người dân không ngừng mở rộng diện tích nuôi, tăng mật độ nuôi và mùa vụ thả nuôi. Từ đó, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thuỷ sản do phần lớn các vật chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và chất thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hoá chất, kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi tích luỹ không được xử lý. Do đó, vấn đề cần thiết nhất hiện nay là quản lý tốt môi trường ao nuôi nhằm hạn chế tình trạng bệnh trên các đối tượng thuỷ sản, giúp nuôi trồng thuỷ sản phát triển bền vững và bảo vệ môi truờng. Xu hướng hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để giải quyết vấn đề trên là sử dụng các vi sinh vật hữu ích được phân lập từ bùn đáy và nước ao nuôi. Các sản phẩm vi sinh vật hữu ích này gọi là chế phẩm sinh học (Probiotic).

    Trong nuôi tôm thâm canh cao sản, hai yếu tố quan trọng quyết định năng suất là tôm giống sạch bệnh và môi trường ao nuôi. Hiện nay, tình hình trên đang đặt ra cho các nhà khoa học nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là phương pháp xử lý bùn đáy trong những ao, đầm nuôi tôm việc làm sạch và duy trì ao nuôi sạch vẫn còn nhiều bất cập khiến cho những người nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro. nuôi tôm mật độ cao. Tình trạng nhiễm bẩn nặng của ao nuôi tôm mặc dù đã được khắc phục bằng giải pháp thay nước sạch thường xuyên hay nước đã được xử lý, song phần bùn ao - nơi các chất thải tích tụ trong quá trình nuôi là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Mỗi năm, lượng bùn tích tụ ở đáy ao nuôi tôm thâm canh hình thành một lớp bùn dày 10-15 cm, tương đương 30-50 tấn chất khô giàu hữu cơ/ha. Bùn có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, bao gồm sinh khối vi sinh vật và xác động, thực vật thủy sinh. Khi phân hủy tự nhiên sẽ làm cạn kiệt lượng oxy hòa tan và sinh ra các chất độc hại đối với tôm như NH3, H2S, CH4 (trích dẫn Nguyễn Thị Chính, 2006).

    Trước tình hình trên, xu hướng chung của thế giới là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hiện nay, nhiều mô hình nuôi tôm bền vững được đề xuất và áp dụng như nuôi tôm thân thiện với môi trường, nuôi tôm an toàn sinh học

    Gần đây các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu việc sử dụng các vi sinh vật hữu ích để tạo các chế phẩm sinh học. Một trong các nhóm vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất là nhóm Bacillus, hầu hết các loài thuộc giống Bacillus không độc hại cho người và động vật thủy sản (trích dẫn bởi Olmos, 2005)

    Hiện nay, ở nước ta người dân nuôi thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học rất phổ biến để cải thiện chất lượng nước. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá xem các chủng vi sinh vật hữu ích khi đưa vào môi trường nước có tồn tại và phát triển hay không từ vấn đề trên đề tài "Khảo sát Sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus subtilis trong bể nuôi tôm sú (Penaueus monodon)” được thực hiện với mục tiêu và nội dung sau.

    Mục tiêu

    Xác định thời gian cần thiết để bổ sung vi khuẩn hữu ích Bacillus subtilis vào bể nuôi tôm sú.
    Xác định mật độ và sự biến động của Bacillus subtilis trong một chu kỳ nuôi. Phân lập và xác định các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn chiếm ưu thế trong bể nuôi tôm sú. Nhằm khẳng định lại dòng ưu thế là dòng đã bổ sung.

    Nội dung

    Theo dõi và xác định thời gian bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis và theo dõi biến động
    mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis sau khi bổ sung vào bể nuôi.
    Xác định sự biến động của tổng vi khuẩn, tổng Vibrio trong bể nuôi tôm sú trên môi trường Nutrient Agar (NA) và Thiosulphate Citrate Bile Sucrose Agar (TCBS).

    Xác định sự biến động của vi khuẩn Bacillus subtilis trên môi trường chuyên biệt đồng thời định danh lại các dòng vượt trội này bằng một số chỉ tiêu sinh hóa cơ bản của vi khuẩn
     
Đang tải...