Luận Văn Khảo sát sự ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Dapnnia magna

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Ô nhiễm môi trường nói chung và nước thải nói riêng đang là một vấn đề thời sự thu hút rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng và người dân. Hầu hết các nhà máy trên khắp thế giới hiện nay thường xử lý nước thải theo nguyên tắc “xả thẳng hay đổ bỏ”, dẫn đến việc nước thải không được qua xử lý hay xử lý rất sơ sài được thải ra môi trường một cách tràn lan. Nó không những làm ô nhiễm nguồn nước ở các kênh rạch, ao hồ, tiêu diệt dần dần các hệ sinh vật trong nước, mà nó còn thấm vào gây ô nhiễm các mạch nước ngầm làm thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Ở Việt Nam, tình hình ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy gây ra càng ngày càng nghiêm trọng, làm cho số lượng các ao hồ bị ô nhiễm đang tăng đến mức báo động. Thậm chí nhiều nơi còn rơi vào tình trạng không thể phục hồi, không một loài thủy sinh nào có thể sống được như: kênh Nhiêu Lộc ở thành phố Hồ Chí Minh, sông Thị Vải ở Đồng Nai,

    Các số liệu quan trắc chất lượng nước ở nước ta thông thường chỉ chú ý đến các yếu tố lý hóa như giá trị pH, COD, BOD, NH4, một số kim loại nặng (Cu, Zn, Cadium ), một số thuốc trừ sâu nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá về nồng độ của chất gây rối loạn hệ nội tiết hiện diện trong nguồn nước.

    Chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine disruptors hay Endocrine disrupting chemical substances), viết tắt là EDs hay ECDs, là những chất có thể tồn tại trong đất, nước, không khí, khi xâm nhập vào cơ thể chúng làm rối loạn chức năng của hệ nội tiết gây tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của người và động vật. Qua các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy những hợp chất này có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư ở người, làm giảm lượng tinh trùng ở nam giới, ung thư vú ở phụ nữ, gây quái thai, Đối với hệ động vật dưới nước có thể gây ảnh hưởng với nồng độ rất thấp (ng/l), làm biến đổi hình dạng và biến đổi giới tính ở cá

    Trong những nghiên cứu gần đây của phòng CNBĐSH (ThS. Lê Thị Ánh Hồng) đã xây dựng phân tích được nồng độ chất gây rối loạn nội tiết và phân tích được nồng độ chất gây rối loạn nội tiết trên hệ thống kênh rạch Tp.HCM. Nhưng chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết, đại diện là 17α-Ethynylestradiol và 17β-Estradiol lên thủy sinh động vật, cụ thể là Daphnia magna. Daphnia magna là thực phẩm của ấu trùng tôm, cá và là loài được sử dụng trong thử nghiệm độc tính đã được tiêu chuẩn hóa quốc tế, do đó được xem là loài có liên quan đến sinh thái cho việc ứng dụng để đánh giá chất gây rối loạn nội tiết trong môi trường.

    Vì những lý do đã nêu trên, chúng tôi xây dựng đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Dapnnia magna” để tìm hiểu sự ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên số lượng sống sót, sự phát triển và sự sinh sản của Daphnia magna.


    MỤC LỤC


    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Tổng quan về chất gây rối loạn nội tiết 3
    2.1.1. Khái niệm về hormone 3
    2.1.2. Khái niệm về Estrogen 3
    2.1.3. Khái niệm về chất gây rối loạn hệ nội tiết 4
    2.1.4. Nguồn gốc và nồng độ gây hại của các chất gây rối loạn nội tiết 5
    2.1.5. Quá trình tác động của các chất gây rối loạn nội tiết lên sinh vật 6
    2.2. Tổng quan về thủy sinh động vật 7
    2.2.1. Các loại sinh vật ở thủy vực nước ngọt 7
    2.2.1.1. Phân bố loài thủy sinh vật vùng đồi núi 7
    2.2.1.2. Phân bố thủy sinh vật các thủy vực vùng đồng bằng 8
    2.2.1.3. Phân bố thủy sinh vật vùng cửa sông 9
    2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm một số thủy vực nước ngọt và sự ảnh hưởng đến thủy sinh vật 10
    2.2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm một số thủy vực nước ngọt 10
    2.2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đến thủy sinh vật 12
    2.3. Daphnia magna 14
    2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh lý 14
    2.3.1.1. Hình thái 14
    2.3.1.2. Đặc điểm sinh lý 17
    2.3.2. Ứng dụng 19
    Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 22
    3.1. Thiết bị và dụng cụ 22
    3.1.1. Thiết bị 22
    3.1.2. Dụng cụ 22
    3.2. Vật liệu 22
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
    3.3.1. Kỹ thuật nuôi cấy Daphnia magna trên môi trường COMBO 23
    3.3.1.1. Môi trường nuôi cấy 23
    3.3.1.2. Nuôi cấy 24
    3.3.1.2.1. Điều kiện môi trường bên ngoài 24
    3.3.1.2.2. Quần thể sinh vật 24
    3.3.1.2.3. Dinh dưỡng 24
    3.3.1.2.4. Thay môi trường nuôi cấy 25
    3.3.1.2.5. Duy trì nuôi cấy 25
    3.3.1.2.6. Duy trì sinh vật trong thời gian thí nghiệm 26
    3.3.1.2.7. Điều kiện bất lợi 27
    3.3.2. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 28
    3.3.2.1. Môi trường nuôi cấy 28
    3.3.2.2. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy 29
    3.3.2.2.1. Nuôi tảo với mục đích làm thức ăn cho sinh vật thử nghiệm 29
    3.3.2.2.2. Nuôi cấy tảo mới mục đích giữ giống 30
    3.3.2.3. Nuôi cấy 31
    3.3.2.3.1. Điều kiện nuôi cấy 31
    3.3.2.3.2. Thay mới môi trường nuôi cấy 32
    3.3.2.3.3. Duy trì nuôi cấy 32
    3.3.2.3.4. Duy trì quá trình nuôi cấy để giữ giống 33
    3.3.2.3.5. Những sự cố trong quá trình nuôi cấy 33
    3.3.3. Bố trí thí nghiệm 34
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 35
    4.1. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Daphnia magna 36
    4.1.1. Tỷ lệ % D. magna sống sót sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 36
    4.1.2. Số lượng D. magna được sinh ra trên 1 D. magna mẹ sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 37
    4.1.3. Sự phát triển bất thường của D. magna 38
    4.1.4. Ảnh hưởng gây chết 39
    4.1.4.1. Sau 48 giờ 40
    4.1.4.2. Sau 6 ngày 40
    4.1.4.3. Sau 21 ngày 41
    4.1.5. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên thời gian phát triển của D. magna 41
    4.1.5.1. 17α-Ethynylestradiol 41
    4.1.5.2. 17β-Estradiol 42
    4.1.6. Sự đáp ứng về dòng đời của D. magna với chất gây rối loạn nội tiết 42
    4.1.6.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 43
    4.1.6.2. Chất 17β-Estradiol 43
    4.2. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên Daphnia magna đời F1 44
    4.2.1. Tỷ lệ % D. magna sống sót sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 44
    4.2.2. Số lượng D. magna được sinh ra trên 1 D. magna mẹ sau 21 ngày bố trí thí nghiệm 45
    4.2.3. Sự phát triển bất thường của D. magna 46
    4.2.4. Ảnh hưởng gây chết 47
    4.2.4.1. Sau 48 giờ 47
    4.2.4.2. Sau 6 ngày 47
    4.2.4.3. Sau 21 ngày 48
    4.2.5. Ảnh hưởng của chất gây rối loạn nội tiết lên thời gian phát triển của D. magna 48
    4.2.5.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 48
    4.2.5.2. Chất 17β-Estradiol 49
    4.2.6. Sự đáp ứng về dòng đời của D. magna với chất gây rối loạn nội tiết 50
    4.2.6.1. Chất 17α-Ethynylestradiol 50
    4.2.6.2. Chất 17β-Estradio 50
    4.3. Khảo sát hàm lượng chất gây rối loạn nội tiết trên kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh 51
    4.3.1. Xác định vị trí lấy mẫu 51
    4.3.2. Kết quả phân tích nồng độ chất gây rối loạn nội tiết 52
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
    5.1. Kết luận 54
    5.2. Kiến nghị 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...