Thạc Sĩ Khảo sát sinh trưởng, khả năng cho thịt và xác định các điểm đa hình trên gen IGF-1 liên quan đến nă

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Khảo sát sinh trưởng, khả năng cho thịt và xác định các điểm đa hình trên gen IGF-1 liên quan đến năng suất, chất lượng thịt của các giống gà H’mông và gà Ri
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ðOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC SƠ ðỒ . vii
    DANH MỤC HÌNH viii
    1. ðẶT VẤN ðỀ 81
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài .1
    1.2 Mục ñích nghiên cứu. 2
    1.3 Ý nghĩa của ñề tài 2
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 3
    2.1.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà .3
    2.1.2 ðặc ñiểm về phẩm chất thịt 9
    2.1.3 ðặc tính hoá học của thịt gà 13
    2.1.4 Khái niệm cơ bản về gen (IGF-1)quy ñịnh năng suất và chất lượng thịt16
    2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 19
    2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19
    2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
    3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24
    3.1 ðối tượng – ðịa ñiểm – Thời gian nghiên cứu 24
    3.2 Nội dung nghiên cứu . 24
    3.2.1 Khả năng sinh trưởng của gà Ri và gà H’Mông 24
    3.2.2 Sức sản xuất thịt của gà H’Mông và gà Ri 24
    3.2.3 Chất lượng thịt của gà H’Mông và gà Ri 24
    3.2.4 Gen IGF-1 quy ñịnh tính trạng chất lượng thịt 24
    3.3 Phương pháp nghiên cứu .25
    3.3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm . 25
    3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp xác ñịnh 25
    3.4 Phương pháp xử lý số liệu .36
    4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .37
    4.1 Khả năng sinh trưởng của gà H’Mông và gà Ri .37
    4.1.1 Sinh trưởng tích lũy gà H’Mông .37
    4.1.2 Sinh trưởng tích lũy của gà Ri .38
    4.2 Năng suất thịt của các giống gà H’Mông và gà Ri .40
    4.2.1 Năng suất thịt của gà H’Mông 41
    4.2.2 Năng suất thịt của gà Ri 43
    4.2.3 Năng suất thịt của gà H’Mông và gà Ri .44
    4.3 Phẩm chất thịt của gà H’Mông và gà Ri 47
    4.3.1 Chất lượng thịt của gà H’Mông và gà Ri 47
    4.3.2 Các chỉ tiêu hoá học thịt ñùi .55
    4.4 Gen quy ñịnh năng suất và chất lượng thịt IGF-1 58
    4.4.1 Tách chiết DNA tổng số của các mẫu nghiên cứu .58
    4.4.2 Nhân ñoạn gen IGF1 bằng kỹ thuật PCR 59
    4.4.3 Xác ñịnh và phân tích trình tự gen mã hóa IGF-1 .60
    5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64
    5.1 Kết luận .64
    5.2 ðề nghị 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .66
    PHỤ LỤC .78

    1. ðẶT VẤN ðỀ
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa và ñược ñánh giá là
    một trong những khu vực ñịa lý có ña dạng sinh học cao với bề dày lịch sử
    hàng ngàn năm. Các giống ñộng thực vật nói chung vàcác giống gia súc, gia
    cầm nói riêng của Việt Nam rất phong phú. Chỉ tính riêng ñối với gà ñã có
    khoảng 15 giống (Báo cáo nguồn tài nguyên di truyền vật nuôi Việt NamFAO 2004) [56], trong ñó phải kể ñến các giống gà quan trọng là gà Ác, gà
    Chọi, gà ðông Tảo, gà H’mông, gà Hồ, gà Mía, gà Ri
    Chăn nuôi các giống gà nội ñang dần ñược chú trọng gần ñây do thị hiếu
    và ẩm thực của người Việt Nam thích ăn thịt và trứng gà nội hơn so với giống
    nhập nội vì thịt của các giống gà nội thơm ngon, khối lượng cơ thể vừa phải,
    rất thích hợp cho tiêu dùng và giêt mổ tại hộ gia ñình.
    Từ trước ñến nay, người dân thường chăn nuôi theo hướng ñáp ứng nhu
    cầu của người tiêu dùng, còn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm chăn nuôi
    chủ yếu dựa vào cảm quan, thị hiếu, chưa có nhiều m inh chứng mang tính khoa
    học về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các loạithịt gà. Việc tiến hành
    phân tích ñánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thịt gà, so sánh chất
    lượng thịt của các giống gà, giúp người tiêu dùng trở thành “những người tiêu
    dùng thông minh”và căn cứ vào ñó người chăn nuôi sẽ ñáp ứng nhu cầu thị hiếu
    của người tiêu dùng thông minh là một việc làm cần thiết.
    Các giống gà nội ñều có phẩm chất thịt ñậm ñà và thơm ngon. Ngoài
    yếu tố ngoại cảnh như thức ăn, nuôi dưỡng thì yếu tố di truyền- Gen ñiều
    khiển tính trạng chất lượng thịt ñóng vai trò hết sức quan trọng ñối với chất
    lượng thịt gà. Việc chọn lọc dựa vào các giá trị kiểu hình, tính trạng sản xuất
    cần rất nhiều thời gian do phải theo dõi qua nhiều thế hệ. Trên cơ sở các tiến
    bộ kỹ thuật di truyền phân tử phát triển mạnh mẽ gần ñây ñã mở ra triển vọng
    xác ñịnh những gen ñơn ñiều khiển tính trạng năng suất chất lượng giống vật
    nuôi, trong ñó có con gà. Việc nghiên cứu xác ñịnh khả năng cho thịt cũng
    như xác ñịnh ñược một số gen liên quan ñến năng suất, chất lượng thịt sẽ góp
    phần làm cơ sở trợ giúp cho công tác chọn giống nâng cao năng suất, chất
    lượng thịt các giống gà nội của Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả hơn.
    Trong khuôn khổ của ñề tài cấp Nhà nước: “Xác ñịnh sự sai khác di
    truyền của các giống gà nội” chúng tôi tiến hành ñề tài: “Khảo sát sinh
    trưởng, khả năng cho thịt và xác ñịnh các ñiểm ña hình trên gen IGF-1 liên
    quan ñến năng suất, chất lượng thịt của các giống gà H’mông và gà Ri”.
    1.2 Mục ñích nghiên cứu.
    - ðánh giá, so sánh khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt, chất lượng
    thịt của 02 giống gà H’Mông và gà Ri.
    - Xác ñịnh các ñiểm ñột biến trên gen IGF-1 quy ñịnh tính trạng năng
    suất và chất lượng thịt của 02 giống gà này.
    1.3 Ý nghĩa của ñề tài
    - Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các nhà chăn nuôi
    trong việc ñịnh hướng lựa chọn sản xuất, các nhà quản lý trong ñịnh hướng
    bảo tồn nguồn gen vật nuôi.
    - ðăng ký bản quyền các trình tự gen cuả giống gà nội Việt Nam trên
    ngân hàng gen Quốc tế (http://www.ebi.ac.uk/) và góp phần làm phong phú
    thêm nguồn gen gà tại ñây.

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài
    2.1.1 ðặc ñiểm về sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà
    2.1.1.1 ðặc ñiểm về khả năng sinh trưởng
    Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường ñược
    ñánh giá qua khối lượng và kích thước của chúng. Các thông số này thường
    ñược biểu thị dưới các dạng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tương ñối và
    sinh trưởng tuyệt ñối. Sinh trưởng tích lũy là ñường cong sinh trưởng.
    Sinh trưởng tích lũy là khối lượng hoặc kích thước ở một giai ñoạn tuổi
    nhất ñịnh nào ñó. Sinh trưởng tích lũy thường ñược dùng ñể ñánh giá sự sinh
    trưởng vì nó ñơn giản và dễ thực hiện.
    Quá trình dùng ñồ thị minh họa về khả năng sinh trưởng ñã xuất
    hiện ñường cong sinh trưởng, ñặc ñiểm của ñường cong sinh trưởng
    chia thành 4 pha:
    - Pha sinh trưởng nhanh dần sau khi nở
    - ðiểm uốn (là thời ñiểm tốc ñộ sinh trưởng cao nhất và chuyển sang
    giai ñoạn sinh trưởng chậm dần)
    - Pha sinh trưởng chậm dần tới ñường tiệm cận
    - ðường tiệm cận (trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng thành)
    Sự ổn ñịnh của ñường cong sinh trưởng nói lên sự khác nhau về chất
    lượng và số lượng của các giống gà và giới tính khác nhau. Thông thường
    người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi ñể biểu hiện ñồ thị sinh
    trưởng cũng cho biết một cách ñơn giản nhất về ñường cong sinh trưởng.
    Theo Lê Thị Nga (1997) [23] tốc ñộ sinh trưởng ở gàðông Tảo từ lúc
    1 ngày tuổi ñến 5 tuần tuổi là chậm, từ tuần thứ 6 ñến tuần 12 thì tốc ñộ sinh
    trưởng tăng nhanh. Theo tác giả Nguyễn Văn Thạch (1996)[29] cho biết tốc
    ñộ sinh trưởng ở gà Ri không mạnh nên ñiểm uốn của ñồ thị không rõ ràng.
    Nhìn chung ñồ thị sinh trưởng của các giống gà trêntuân theo quy luật chung,
    nhưng các pha của ñường cong biểu hiện không rõ ràng. Giai ñoạn ñầu tốc ñộ
    sinh trưởng chậm, sau ñó lại có sự tăng bù. Kết quảtrên cũng phù hợp với các
    nghiên cứu của Pingel và Jeroch (1980) và Scholtyssek (1987) (dẫn theo Trần
    Thị Mai Phương, 2004) [27] trên gà thịt Lohmann. Trong pha tăng khối lượng
    nhanh, giai ñoạn sau khi nở tốc ñộ sinh trưởng chậm, sau ñó nhanh dần và kết
    thúc pha 1 thường là 8 tuần.
    Việc xác ñịnh các pha của ñường cong sinh trưởng thường có ý nghĩa
    rất quan trọng trong việc ñiều chỉnh thức ăn, chế ñộ nuôi dưỡng và thời ñiểm
    giết thịt ñạt hiệu quả cao.
    2.1.1.2 Khả năng cho thịt và các yếu tố ảnh hưởng
    So với sinh trưởng, khả năng cho thịt có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng
    trong việc ñánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất thịt gà.
    Khả năng cho thịt ñược phản ánh qua các chỉ tiêu năng suất và chất
    lượng thịt. Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển
    của hệ cơ, kích thước và khối lượng của khung xương.
    Năng suất thịt:
    Năng suất thịt biển hiện bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các bộ phận và tỷ lệ
    phần nạc, mỡ và da. Ở gà thường tính tỷ lệ thịt ñùi, thịt ngực và mỡ bụng.
    Mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ là khá cao (0,9),
    còn giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp hơn (0,2 ñến 0,5).
    Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tình biệt, chế ñộ dinh dưỡng,
    chăm sóc và quy trình vệ sinh thú y. Các giống các dòng khác nhau thì năng
    suất thịt cũng khác nhau. Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về
    năng xuất thân thịt hay năng suất các phần như thịtñùi, thịt ngực và từng
    phần thịt, da, xương.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.Tài liệu trong nước
    1. Nguyễn Ân (1984), Di Truyền giống ñộng vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
    trang 132.
    2. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiên(1983),Di
    truyền học ñộng vật, NXB Nông nghiệp, Hà nội, trang 86, 185.
    3. Nguyễn Chí Bảo (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng
    gia cầm, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
    4. Lê Trần Bình, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải,Trương Nam Hải, Lê Quang
    Huấn (2003), Áp dụng các kỹ thuật phân tử trong nghiên cứu tài nguyên
    sinh vật Việt Nam,Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.45-52.
    5. ðặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi, Giáo
    trình sau ñại học, NXB Nông nghiệp .
    6. ðinh Văn Chỉnh (2009), Bài giảng Nhân giống lợn, Giao trình sau ñại
    học,Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
    7. Cuc N.T.K., Muchadeyi F.C., Baulain U., Eding H., Weigend S. and
    Wollny C.B.A (2006), “An assessment of genetic diversity of
    Vietnamese H’Mong chickens”, International Journal of Poultry
    science 5 (10): 912-920.
    8. Nguyễn Huy ðạt, Nguyễn Thanh Sơn, ðoàn Xuân Trúc (1996), “
    Nghiên cứu so sánh một số chỉ tiêu năng suất của Gà thương phẩm
    thuộc 4 giống AA, A Vian, Lohmann, ISA Vedette Nuôi trong ñiều
    kiện như nhau”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm 1986-
    1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội , trang 45-48
    9. Nguyễn Huy ðạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng (2006), “Nghiên cứu
    chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm”, Báo cáo Khoa học Viện
    Chăn nuôi năm 2005, Viện Chăn nuôi năm 2006, trang 203.
    10. Phan Xuân Hảo và CS (2009), “Xác ñịnh tỷ lệ ấp nở, sinh trưởng, năng
    suất và chất lượng thịt của 2 tổ hợp lai giữa gà mái Lương Phượng với
    trống Hồ và Sasso”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
    Nông nghiệp và PTNT tháng 7 năm 2009
    11. Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu, Trần Quốc Hùng, Hoàng Văn
    Tiệu và Nguyễn Viết Thái (2007), “Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt
    gà ñen ¾ H’Mông của các tổ hợp lai giữa gà H’Mông và gà Ai Cập”,
    Báo cáo khoa học năm 2007, phần Công nghệ sinh học và các vấn ñề
    kỹ thuật chăn nuôi, Hà Nội ngày 1-2/8/2007. Tr.293-303
    12. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu ðoàn, NguyễnThị Mai
    (1994), Chăn nuôi gia Cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 104,108
    13. ðào Văn Khanh (2002), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất
    và chất lượng thịt gà của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng,
    Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau ở Thái Nguyên”,
    Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, ðại học Nông nghiệp Thái
    Nguyên, trang 20-27 và 127-137.
    14. ðặng Hữu Lanh, Trần ðình Miên, Trần ðình Trọng (1999), Cơ sở di
    truyền học giống ñộng vật, NXBGD, Hà Nội, 1999, trang 96-100.
    15. Lê Huy Liễu (2006), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà
    lai F1 (♂Lương Phượng x ♀ Ri) và F1(♂Kabir x ♀ Ri) nuôi thả vườn tại
    Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, ðại học Nông
    Nghiệp Thái Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...