Luận Văn Khảo sát sản phẩm đặc sản bản địa các tỉnh trung duvà miền núi phía bắc trường hợp nghiên cứu sản ph

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn gồm 114 trang:


    Nghị quyết của Đảng về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn đã mở ra cho các vùng nông thôn nước ta đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng núi và hải đảo đang có được những quan tâm đặc biệt trong định hướng tìm ra những chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của vùng.

    Trong quá trình phát triển đất nước, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có những điểm khác biệt nên những vùng nông thôn trung du và miền núi chậm tiếp cận với các cơ hội phát triển của đất nước. Do đó, đời sống kinh tế, xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số.

    Ở nhiều vùng nông thôn khu vực trung du và miền núi đặc biệt là khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và nhiều tài nguyên, nhiều sản vật quý của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.

    Hòa Bình là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc - là tỉnh nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, đa dân tôc, đa văn hóa, điều kiện tự nhiên đa dạng. Do vậy, tỉnh Hòa Bình có rất nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà nhiều sản phẩm đặc sản bản địa có giá trị kinh tế cao, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế vùng, địa phương của tỉnh lại chưa được nhiều người biết đến, thậm chí có nhiều sản phẩm đặc sản bản địa của tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một cao. Sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu là một ví dụ.

    Nếu như từ trước tới nay, nhiều nguời chỉ biết tới sản phẩm rượu cần – đặc sản của tỉnh Hòa Bình là rượu cần của người Mường thì sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng cũng là một sản phẩm đặc sản bản địa mang những hương vị riêng, đặc trưng của đồng bào Thái lại không được nhiều người biết tới. Mặt khác, xã Chiềng Châu là xã có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương trong đó có sản phẩm rượu cần song nhiều năm qua, việc phát triển sản phẩm này ở xã hầu như chưa phát triển, thậm chí có nguy cơ mai một.

    Vậy, điều kiện xuất hiện, tồn tại và phát triển của từng sản phẩm đặc sản bản địa nói chung và sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu nói riêng như thế nào? Sản phẩm bản địa đó đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là đồng bào Thái trong xã có vai trò như thế nào? Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương tác động như thế nào đối với việc gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa của địa phương? Cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển sản phẩm đặc sản bản địa này nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương và phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số cũng như ở khu vực nông thôn một cách bền vững? Đây là một câu hỏi lớn, bức thiết và cần được trả lời.


    PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 64

    4.1 Vài nét chung về sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần của đồng bào Thái ở xã Chiềng Châu

    4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm rượu cần của đồng bào Thái

    4.1.2 Quy trình truyền thống sản xuất sản phẩm đặc sản rượu cần

    4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rượu cần

    4.2.1 Khái quát sơ lược về tình hình sản xuất rượu cần tỉnh Hòa Bình.

    4.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm xã Chiềng Châu

    4.2.2.1 Khái quát tình hình chung

    4.2.2.2 Quy mô sản xuất

    4.2.2.3 Chi phí sản xuất rượu cần ở xã Chiềng Châu năm tháng 4 năm 2009

    4.2.2.4 Giá trị sản xuất và lãi thuần từ sản xuất rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.2.2.5 Tình hình tiêu thụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần ở xã Chiềng Châu

    4.3 Vai trò của việc sản xuất sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần đối với cộng đồng 85

    4.3.1 Sản phẩm đặc sản rượu cần là sản phẩm có giá trị kinh tế cao

    4.3.2 Sản xuất sản phẩm dặc sản rượu cần dóng góp vào thu nhập của hộ

    4.3.3 Sản xuất rượu cần góp phần tạo công ăn việc làm và là một lợi thế cho xoá đói, giảm nghèo

    4.3.4 Việc sản xuất và sử dụng rượu cần góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn những giá trị văn hoá thuần phong mỹ tục trong cộng đồng

    4.3.5 Việc sản phẩm dặc sản bản địa rượu cần với vấn đề về giới và bình đẳng giới trong sản xuất và sinh hoạt văn hoá cộng đồng

    4.4 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hoá, xã hội của cộng đồng đối với việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.4.1 Điều kiện kinh tế của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần

    4.4.2 Điều kiện văn hóa – xã hội, tập quán của cộng đồng với sản phẩm đặc sản rượu cần

    4.5 Những tồn tại và nguyên nhân chính kìm hãm việc phát triển sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.5.1 Những tồn tại trong việc phát triển rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.5.1.1 Chưa sản xuất theo hướng hàng hóa

    4.5.1.2 Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất thấp

    4.5.1.3 Giá trị sản xuất và tỷ lệ đóng góp từ rượu cần trong cơ tổng thu của hộ thấp

    4.5.1.4 Số lượng các hộ sản xuất trong xã đang có xu hướng giảm

    4.5.1.5 Chất lượng sản phẩm có nguy cơ suy giảm

    4.6.2 Những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của sản phẩm đặc sản bản địa rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.6.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của xã đang có những tác động tiêu cực đến phát triển sản phẩm rượu cần tại xã

    4.6.2.2 Tập quán sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp có nhiều thay đổi

    4.6.2.3 Thị trường tiêu thụ khó khăn và có nguy cơ thu hẹp

    4.6.2.4 Quan niệm của thanh niên và người dân địa phương hiện nay về văn hoá rượu cần đã thay đổi

    4.6.2.5 Bản thân sản phẩm khó có thể cạnh tranh được với các loại rượu truyền thống khác nếu không có cách phát triển phù hợp

    4.6.2.6 Sự cạnh tranh của các loại sản phẩm truyền thống khác đặc biệt là thổ cẩm

    4.6.2.7 Khả năng của xã đối với việc phát triển sản phẩm này còn hạn chế và chính sách của cấp trên chưa cụ thể rõ ràng

    4.6 Định hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển sản phẩm rượu cần tại xã Chiềng Châu

    4.6.1 Định hướng.

    4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...