Luận Văn Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước trong

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là luận văn khoa học: “Khảo sát qui trình sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước trong hở tại trại sản xuất giống Mỹ Thạnh Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”

    Phục vụ cho các bạn học sinh, sinh viên dùng làm tài liệu tham khảo.


    1/ MỞ ĐẦU

    Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay nó là một trong những đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.


    Ở nước ta, Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi Tôm Càng Xanh nói riêng. Trong số các tỉnh ở khu vực, An Giang là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, từ lâu đã nổi tiếng với con cá tra và basa. Với chủ trương đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi của tỉnh, Tôm Càng Xanh đã được nuôi với diện tích ngày càng tăng. Theo kế hoạch, trong năm 2005, diện tích nuôi trong toàn tỉnh đạt 870 ha (Nguồn: Báo An Giang ngày 16/5/2005).


    Cũng như các đối tượng nuôi khác, con giống là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi. Tuy nhiên với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm, chất lượng con giống không ổn định thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để phát triển nghề nuôi tôm.


    Trại giống Mỹ Thạnh trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang nhiều năm nay đã là địa chỉ quen thuộc đối với những người nuôi thủy sản trong tỉnh nói chung, nuôi Tôm Càng Xanh nói riêng. Với vai trò đầu tàu trong việc cung cấp giống cho ngư dân, trại đã tiếp nhận công nghệ và đã sản xuất thành công giống nhân tạo Tôm Càng Xanh theo quy trình nước trong hở.


    Để tìm hiểu về quy trình kỹ thuật sản xuất giống Tôm Càng Xanh của trại, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm và Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH THEO QUY TRÌNH NƯỚC TRONG HỞ”.


    2/ MỤC LỤC

    I. GIỚI THIỆU


    1.1 Đặt Vấn Đề

    1.2 Mục Tiêu


    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    2.1 Đặc Điểm Sinh Học Tôm Càng Xanh

    2.1.1 Phân loại

    2.1.2 Phân bố

    2.1.3 Hình thái và tăng trưởng

    2.1.4 Môi trường sống

    2.1.5 Tập tính ăn và bắt mồi

    2.2 Đặc Điểm Sinh Sản Tôm Càng Xanh

    2.2.1 Vòng đời của Tôm Càng Xanh

    2.2.2 Sự thành thục, nở và ấp trứng

    2.2.3 Sự phát triển của ấu trùng

    2.2.4 Sự phát triển của hậu ấu trùng

    2.3 Sơ Lược Tình Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh Ở An Giang

    2.4 Giới Thiệu Về Trại Giống Mỹ Thạnh

    2.5 Các Mô Hình Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh

    2.5.1 Hệ thống nước trong hở

    2.5.2 Hệ thống nước trong kín

    2.5.3 Hệ thống nước xanh

    2.5.4 Hệ thống nước xanh cải tiến

    2.6 Môi Trường Ương Nuôi Ấu Trùng

    2.6.1 Độ mặn

    2.6.2 Nhiệt độ, pH và Oxy hòa tan

    2.6.3 Độ cứng của nước

    2.6.4 Các hợp chất nitơ trong nước

    2.6.5 Ánh sáng

    2.7 Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Sản Xuất Giống

    2.7.1 Bệnh gây chết giữa chu kỳ nuôi

    2.7.2 Bệnh lột xác dính vỏ

    2.7.3 Bệnh hoại tử

    2.7.4 Bệnh đục cơ

    2.7.5 Bệnh đen mang

    2.7.6 Bệnh dính chân


    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    3.1 Thời Gian Và Địa Điểm

    3.2 Vật Liệu Và Trang Thiết Bị

    3.3 Phương Pháp Thu Số Liệu

    3.3.1 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường

    3.3.2 Phương pháp theo dõi qui trình kỹ thuật nuôi

    3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu


    IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


    4.1 Sơ Lược Trại Giống

    4.1.1 Vị trí trại

    4.1.2 Cơ sở vật chất

    4.1.3 Nhân lực

    4.2 Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống

    4.2.1 Vệ sinh bể, dụng cụ trước khi tiến hành bố trí sản xuất

    4.2.2 Chuẩn bị tôm trứng

    4.2.3 Chuẩn bị nước ương ấu trùng

    4.2.4 Thu và bố trí ấu trùng

    4.2.5 Chăm sóc và cho ăn

    4.2.6 Quản lý môi trường nước ương nuôi

    4.2.7 Sự ngọt hóa và chăm sóc hậu ấu trùng

    4.2.8 Thu hoạch hậu ấu trùng

    4.3 Kết quả sản xuất

    4.3.1 Số tôm trứng sử dụng

    4.3.2 Kết quả ương ấu trùng


    V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


    5.1 Kết luận

    5.2 Đề nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...