Tài liệu Khảo sát Phytoplankton ở một số thủy vực ở Cần Thơ và Hà Tiên – Kiên Giang

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. GIỚI THIỆU​ ​ Ngành nuôi trồng thủy sản đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và đã trở thành ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng của đất nước.Đem lại nguồn lợi ngoại tệ lớn cho nước nhà, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người dân. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mang lại số lượng tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thì việc sử dụng thức ăn hợp lý và cải tạo môi trường, góp phần quan trọng đến sự thành bại của nghề nuôi trồng thủy sản.
    Nguồn thức ăn đầu tiên mà đa số động vật thủy sản sử dụng là thực vật phù du ( phytoplankton). Phytoplankton có vai trò quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật, vì phytoplankton là mắc xích thức ăn đầu tiên,do có đặc điểm kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thành phần dinh dưỡng cao, nên được dùng làm thức ăn cho tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác, đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng. Ngoài ra phytoplankton có khả năng tự dưỡng, chuyển đổi CO2 + H2O, các muối vô cơ thành vật chất hữu cơ, cung cấp cho thủy sinh vật. Bên cạnh đó phytoplankton còn cung cấp lượng oxy lớn cho thủy vực, chỉ thị môi trường nước do có tính nhạy cảm, thay đổi nhanh với môi trường
    Do tính chất và tầm quan trọng hết sức đặc biệt của phytoplankton đối với nghề nuôi trồng thủy sản, với chuyến đi thực tập từ ngày 01-07/12/2010 vừa qua.Chúng tôi thực hiện chuyên đề : “Khảo sát Phytoplankton ở một số thủy vực ở Cần Thơ và Hà Tiên – Kiên Giang nhằm mục đích:
    æ Xác định tính đa dạng sinh học của các loài phytoplankton trong thủy vực.
    æ Đánh giá sự biến động mật độ phytoplankton ở nước ngọt và lợ - mặn.
    æ Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, giúp va chạm thực tế ở hiện trường thu mẫu, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
    Thông qua chuyên đề này, chúng ta sẽ biết được sự biến động về thành phần loài của phytoplankton ở các thủy vực nghiên cứu, đồng thời cũng có thể nhận xét sơ bộ mật độ của phytoplankton để đánh giá mức độ dinh dưỡng. Từ đó có những biện pháp cải tạo môi trường, phù hợp với đối tượng nuôi.
    ​ ​ ​ ​
    PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU​ ​ I. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
    1. Dụng cụ
    - Lưới phiêu sinh thực vật kích thức mắt lưới 25-27µ.
    - Xô nhựa 20 lít, ca nhựa.
    - Chai nhựa 1 lít.
    - Chai nhựa 110 ml.
    - Ống nhỏ giọt.
    - Bọc nylon, dây thun.
    - Giấy thấm.
    - Bút lông dấu.
    - Ống đong.
    - Kích hiển vi.
    - Lam, lamel.
    - Buồng đếm Sedgwick Rafter.
    - Cốc becher.
    - Sổ ghi tra.
    2. Hóa chất
    Formol thương mại 38-40%.
    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Địa điểm và thời gian thu mẫu
    Khu vựcThời gian thu mẫuĐịa điểm thu mẫu​ Hà Tiên – Kiên Giang​ Ngày 01/12/2010:​ 8h15​ Ao cá mú (Hang Cá Sấu)
    9h30​ Bãi triều Bình An
    Ngày 02/12/2010:​ 8h20​ Kênh Moso
    9h40​ Bãi triều Mũi Nai
    Ngày 03/12/2010:​ 8h10​ Bến Tô Châu
    9h35​ Ao tôm ( Pháo Đài)
    Cồn Khương – TP Cần Thơ​ Ngày 07/12/2010​ 8h00​ Ao cá tra
    9h15​ Kênh thoát
    9h40​ Sông Cồn Khương




    2. Phương pháp thu và xử lý mẫu
    2.1 Thu mẫu định tính
    - Đối với các thủy vực ao, kênh, mương: Dùng lưới phiêu sinh thực vật đặt lưới sát mặt nước ở các điểm thu và kéo lưới theo hình số 8 (thu càng nhiều điểm càng tốt).
    - Đối với các thủy vực là sông: Thu 2 bên bờ và giữa sông, cách thu tương tự như ở các thủy vực ao, kênh, mương.
    - Sau khi thu xong cho vào chai nhựa 110ml và cố định formol 2-4%.
    - Trên mẫu thu phải ghi rõ tổ - nhóm, địa điểm, thời gian và chỉ tiêu thu mẫu.
    2.2 Thu mẫu định lượng
    - Thu lắng: Dùng ca nhựa thu nhiều điểm trong thủy vực cho vào xô 20 lít, khuấy đều. Sau đó dùng chai nhựa 1 lít thu mẫu.
    - Trên mẫu phải ghi rõ tổ - nhóm, địa điểm, thời gian và chỉ tiêu thu mẫu.
    - Cố định mẫu: Dùng formol thương mại 38-40% để cố định mẫu với nồng độ 2-4%.
    Áp dụng công thức pha loãng formol:


    N1 * V1 = N2 * V2​ ​



    Trong đó: N1: 40% (nồng độ formol thương mại).
    V1: Thể tích formol cần cố định (ml).
    N2: Nồng độ formol cần cố định (ml).
    V2: Thể tích mẫu thu (ml).
    3. Phương pháp phân tích mẫu
    3.1 Phân tích định tính
    - Lắng mẫu trong khoảng 12-24h. Khi phân tích không khuấy đảo mẫu, dùng pipet lấy tảo lắng ở đáy lọ, nhỏ 1 giọt lên lame
    Triều Bình An: mật độ khá cao với 163,333 Ct/l do khu vực nàycó tỉ lệ chất hữu cơ cao trong lớp bùn đáy, cùng với sự thông thoáng tiếp nhận được ánh sáng tốt nên tạo điều kiện cho tảo ở đây phát triển khá tốt. Đặc biệt là hai ngành tảo khuê (Diatom) với mật độ 147778 Ct/l.
    - Kênh Moso: mật dộ là 311,111 Ct/l tỉ lệ này cho thấy mật độ tảo ở mức độ cao. Nguyên nhân là do kênh nhận được các dòng nước thải từ các ao nuôi thải ra do vậy hàm lượng thức ăn thừa nhất đinh sẽ có và nó là nguồn dinh dưởng tạo điều kiện cho tảo phát triển .

    Ø So sánh thành phần và mật độ Phytoplankton ở hai loại thủy vực nước ngọt Cồn Khương – Tp Cần Thơ và nước lợ - mặn ở vùng ven biển Hà Tiên – Kiên Giang:

    Thành phần: Thông qua khảo sát ta thấy thành phần giống loài ở thủy vực nước lợ - mặn cao hơn so với các thủy vực nước ngọt khu Cồn Khương – Tp Cần Thơ. Với thủy vực nước lợ -mặn gần như đầy đủ các ngành tảo, với 5 ngành 132 loài cao hơn nước ngọt 4 ngành 29 loài. Vì do thu trên nhiều thủy vực và diện tích biển rộng hơn nhiều so với thủy vực nội địa, tạo nên sự phân bố ở thủy vực nước lợ-mặn phong phú
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...