Luận Văn Khảo sát phương pháp khử trùng hột & ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự tạo mô sẹo củ dền đỏ be

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát phương pháp khử trùng hột & ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự tạo mô sẹo củ dền đỏ beta vulgaris l.​

    Information



    Ngày nay, việc thu nhận hợp chất thứ cấp có giá trị bằng nuôi cấy tế bào thực vật thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học do những ưu điểm vượt trội so với thu nhận từ cây trồng ngoài tự nhiên. Trong đó, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào các hợp chất sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng ưa chuộng các phụ gia có nguồn gốc tự nhiên hơn là các sản phẩm tổng hợp hóa học.

    Trong số các phụ gia thực phẩm thu bằng phương pháp nuôi cấy tế bào thực vật, betalain (hợp chất màu của củ dền đỏ) có rất nhiều giá trị kinh tế. Betalain được dùng như là hợp chất màu an toàn dùng trong chế biến thực phẩm, chất bổ sung dinh dưỡng trong các loại thực phẩm, ngăn ngừa và chống lại dung thư da, phổi, Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều nghiên cứu rộng rãi về betalain như nhiều sắc tố thu nhận được từ thực vật khác. Trong khi đó, qui trình sản xuất betalain thương mại từ củ dền đỏ phải trải qua nhiều bước tinh sạch phức tạp và hàm lượng hợp chất thu được thấp. Do đó, nghiên cứu về khả năng sinh tổng hợp betalain của tế bào củ dền Beta vulgaris L. in vitro nhằm mục đích tiến tới sản xuất betalain ở qui mô công nghiệp cần được tiến hành rộng rãi hơn.

    Quá trình sản xuất hợp chất thứ cấp ở thực vật có thể được điều khiển qua thành phần môi trường cũng như điều kiện nuôi cấy. Mục đích của luận văn nhằm tìm ra chế độ khử trùng hột tốt nhất để tạo cây mầm vô trùng và ảnh hưởng của một số yếu tố như nguồn gốc mẫu cấy, chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự hình thành, và gia tăng khối lượng tươi của mô sẹo từ cây mầm củ dền đỏ Beta vulgaris L

    --------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN

    TÓM TẮT LUẬN VĂN

    MỤC LỤC

    DANH MỤC HÌNH

    DANH MỤC BẢNG

    CÁC TỪ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    2.1. Cây củ dền đỏ

    2.1.1. Nguồn gốc

    2.1.2. Đặc điểm hình thái

    2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng

    2.1.4. Thành phần hóa học của củ dền

    2.1.5. Công dụng

    2.2. Betalain

    2.2.1. Giới thiệu về Betalain

    2.2.2. Cấu trúc hóa học của Betalain

    2.2.3. Quá trình sinh tổng hợp Betalain

    2.2.4. Công dụng của Betalain

    2.3. Nuôi cấy tế bào thực vật

    2.3.1. Giới thiệu

    2.3.2. Lịch sử phát triển của nuôi cấy tế bào thực vật

    2.3.3. Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

    2.4. Nuôi cấy mô sẹo

    2.4.1. Khái niệm về mô sẹo

    2.4.2. Phương pháp tạo mô sẹo

    2.4.3. Ứng dụng của nuôi cấy mô sẹo.

    CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

    3.1. Sơ đồ nghiên cứu chung

    3.2. Vật liệu

    3.3. Phương pháp nghiên cứu .

    3.3.1. Khử trùng hột hai lần

    3.3.2. Khử trùng hột 1 lần

    3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự hình thành và tăng

    trưởng của mô sẹo 34

    CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

    4.1. Kết quả

    4.1.1. Tạo cây mầm củ dền in vitro từ phương pháp khử trùng 2 lần

    4.1.2. Tạo cây mầm củ dền in vitro từ phương pháp khử trùng 1 lần

    4.1.3. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ nước ngâm lên tỷ lệ nảy mầm của

    hột củ dền nuôi cấy in vitro

    4.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nước dùng để ngâm hột sau quá trình khử

    trùng lên tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ nảy mầm của hột.

    4.1.5. Ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên tỷ lệ tạo sẹo

    4.1.6. Ảnh hưởng của auxin và cytokinin lên sự tăng trưởng, hình thái và màu sắc

    của mô sẹo

    4.2. Bàn luận

    4.2.1. Phương pháp khử trùng hột

    4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành mô sẹo

    4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của mô sẹo .

    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1. Kết luận

    5.2. Kiến nghị

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC


    ---------------------------------------------------------------

    GVHD: TS Lê Thị Thủy Tiên – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...