Luận Văn Khảo sát nồng độ hs-CRP trong nhồi máu cơ tim cấp

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Cho đến nay bệnh lý tim mạch mà đặc biệt là bệnh lý động mạch vành (ĐMV) vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển, dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.
    Tại Việt nam, theo những báo cáo gần đây cho thấy do sự phát triển về kinh tế, xã hội cũng như về y tế, số trường hợp nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) ngày càng được phát hiện nhiều hơn.
    Do vậy, y học ngày nay ngoài việc cải tiến các kỹ thuật chẩn đoán và những phương pháp điều trị đạt hiệu quả hơn, còn nhắm tới việc khảo sát và phân tầng các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh động mạch vành (ĐMV) cũng như cải thiện khả năng tiên đoán các biến chứng sau NMCTC.
    Nhiều công trình nghiên cứu mới cho thấy viêm có vai trò quan trọng trong sự khởi đầu cũng như diễn tiến của mảng xơ vữa (MXV). Như vậy có sự liên quan giữa các dấu ấn viêm và bệnh lý xơ vữa động mạch (XVĐM) cũng như NMCTC.
    Một trong các dấu ấn viêm này là protein C phản ứng (CRP), được coi là có giá trị tiên đoán và phân tầng mức độ nguy cơ bệnh ĐMV.
    Paul M. Ridker cho rằng hs-CRP không chỉ đơn thuần là một dấu ấn của viêm, nhưng còn có một vai trò sinh bệnh quan trọng trong bệnh ĐMV [12],[13].
    Nhiều nghiên cứu khác còn cho thấy có sự tương quan giữa nồng độ CRP với kích thước của vùng NMCTC, mức độ tử vong trong NMCTC và có giá trị tiên đoán các biến chứng sau NMCTC, nhất là loạn nhịp, suy tim và đột tử. Như vậy sự xác định nồng độ CRP, đặc biệt qua các xét nghiệm CRP siêu nhậy (high sensitivity CRP, hs-CRP), còn có thể góp phần trong việc tiên lượng mức độ nặng của bệnh và qua đó có thể quyết định hướng điều trị sớm và tích cực hơn nhằm cải thiện chất lượng sống và góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do các biến chứng sau NMCTC.
    Gần đây trong nước cũng đã có một số nghiên cứu về nồng độ hs-CRP trong bệnh ĐMV. Tuy nhiên, do thời điểm làm xét nghiệm trong các nghiên cứu này không giống nhau nên kết quả có sự khác biệt khá nhiều và cũng ít quan tâm đến sự thay đổi nồng độ hs-CRP trong quá trình diễn tiến của bệnh NMCTC.
    Mục tiêu nghiên cứu :
    - Khảo sát nồng độ trung bình của hs-CRP trong nhồi máu cơ tim cấp.
    - Nồng độ trung bình của hs-CRP trong đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định, nhóm không biểu hiện bệnh động mạch vành.
    - Nồng độ hs-CRP và các biến chứng sau nhồi máu cơ tim cấp.

    Tài liệu tham khảo
    1. Trương Phi Hùng. Nghiên cứu nồng độ C-Reactive Protein máu ở Bệnh nhân Hội chứng Mạch vành cấp. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn nội trú 2005.
    2. Hoàng thị Mỹ Linh, Khảo sát C-reactive protein máu trên bệnh nhân bệnh Động mạch vành. Luận văn thạc sĩ y học 2004.
    3. Lê thị Bích Thuận. Nghiên cứu biến đổi Protein phản ứng C (CRP)trong Bệnh Mạch vành. Đại học Huế.Luận án tiến sĩ Y học 2005.
    4. Dương Nguyễn Hồng Trang, Võ Thành Nhân, Đặng vạn Phước, khảo sát C-Reactive Protein máu ở Bệnh nhân bệnh động mạch vành, luận văn thạc sỹ y học 2003
    5. ACC/AHA (2000) inflammation, heart disease and stroke:the role of C-reactive protein, 1-3
    6. AHA learn inflammation, heart disease and stroke: the role of C-reactive protein. June 14, 2005
    7. De Beer FC, Hind CRK, Fox KM, Allan RM, Maseri A, Pesys MB,. Measurement of serum C reactive protein concentration in Myocardial ischemia and infarction. Br Hearrt J 1982;47:239-43
    8. John Whicher. C reactive protein. Clinical laboratory Diagnostics,19.3, 700-706
    9. Kilgore KS et al. The complement system in Myocardial ischaemia/ reperfusion injury. Cardiovasc Res. 1994;28:437-444
    10. Lagrand WK et al. C-reactive protein colocalizes with complement in human hearts during acute myocardial infarction. Circulation, 1997; 95:97-103
    11. Marrian Hartford, Olof Wikhind et al. CRP,IL-6, secretory phospholipase À group IIA, and ICAM-1 during the early phage of ACS and longterm follow up, International Journal of Cardiology 31, October 2004
    12. Ridker PM, Rifai N, Rose L, Buring JE, Cook NR. Comparison of C-reactive protein and LDLc levels in the prediction of first cardiovascular events. N Engl J Med 2002;347:1557-1565
    13. Ridker PM et al(1997) ”inflammation, Aspirin and the risk of Cardiovascular disease in apperently healthy man”, N Engl J Med, 336,pp973-979
    14. SAlEHI OMRANT. MT -Evaluation of quantitatively C-reactiveprotein levelas predictor of early complication of acute M.I , 14th Asian Pacific Congress of Cardiology.
    15. Stefan K. James et al, troponin and C-reactive protein have differrent relations to subsequent mortality and myocardial infarction after acute Coronary syndrome. Journal of American College of cardiology, volume 41, Issue 6, 19 Marche 2003,p 916-924)
    16. Vorch heimer, PA, Fuster V. Inflammatory markers in coronary artery disease. Risk factors in Coronary atherosclerosis athero-inflammation meeting point. JAMA 2001; 286:2154-2156
    17. Yip HK, Wu CJ, Chang HW et al, Levels and values of serum high – sensitivity C-reactive protein within 6 hours after the onset of AMI, Chest.2004 Nov; 126(5):1417-22
    Tra ng 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...