Thạc Sĩ Khảo sát những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 4
    LỜI CẢM ƠN .5
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .6
    DANH MỤC CÁC HÌNH .7
    DANH MỤC CÁC BẢNG 8
    MỞ ĐẦU 11
    1. Lý do chọn đề tài .11
    2. Mục đích nghiên cứu: .12
    3. Giới hạn nghiên cứu 13
    4. Phương pháp nghiên cứu: 13
    4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 13
    4.2. Phương pháp điều traxã hội học bằng phiếu hỏi: 13
    4.4. Qui trình phân tích dữ liệu: .13
    5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .14
    5.1. Câu hỏi nghiên cứu: 14
    5.2. Giả thuyết nghiên cứu: .14
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 15
    6.1. Khách thể nghiên cứu: 15
    6.2. Đối tượng nghiên cứu : .15
    7. Phạm vi nghiên cứu: 16
    7.1. Không gian nghiên cứu: 16
    7.2. Thời gian nghiên cứu: .16

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 17
    1.1. Cơ sở lý luận: .17
    1.1.1. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó: .17
    1.1.2. Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT
    19
    1.1.3. Các khái niệm công cụ: 27
    1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: .29
    1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới: .29
    1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: 32

    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .36
    2.1. Giới thiệu: 36
    2.2. Cơ sở lý thuyết: 36
    2.3. Các giả thuyết nghiên cứu: 39
    2.4. Mô hình lý thuyết của đề tài: 43

    CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO .44
    3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: .44
    3.2. Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo: .45
    3.3. Phân tích và đánh giá thang đo: 47
    3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .47
    3.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: 51

    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 56
    4.1. Mô tả mẫu: .56
    4.2. Thống kê mô tả: 58
    4.3. Phân tích phương sai (ANOVA): 60
    4.3.1. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát
    khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân: 60
    4.3.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát
    khác nhau về yếu tố đặc điểm gia đình: .68
    4.4. Phân tích hồi quy và Kiểm định sự phù hợp của mô hình: .71
    4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: .76
    4.5.1. Giả thuyết H1: .77
    4.5.2. Giả thuyết H2: .78
    4.5.3. Giả thuyết H3: .79
    4.5.4. Giả thuyết H4: .80
    4.5.5. Giả thuyết H5: .81
    4.5.6. Giả thuyết H6: .82
    4.5.7. Giả thuyết H7: .83
    4.5.8. Giả thuyết H8: .84
    4.6. Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng
    nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT: 86
    KẾT LUẬN. 88
    1. Kết luận: 88
    2. Hạn chế của nghiên cứu và khuyến nghị: .89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .90
    PHỤ LỤC 93
    Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN .93
    Phụ lục 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): .98
    Phụ lục 3: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha: . 100
    Phụ lục 4: Kết quả Phân tích sâu Anova theo đơn vị trường THPT: . 102
    Phụ lục 5: Kết quả phân tích sâu Anova theo học lực: .105
    Phụ lục 6: Kết quả phân tích sâu Anova theo nơi sinh trưởng: . 107
    Phụ lục 7: Kết quả phân tích Anova theo giới tính: 109
    Phụ lục 8: Kết quả phân tích Hồi qui: 110

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bắt đầu
    bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Một cuộc sống tương lai đầy hấp dẫn, lý thú song
    cũng đầy bí ẩn và khó khăn đang chờ đợi các em. Khác với thiếu niên, thanh niên
    học sinh có sự chuẩn bị về tâm thế nên suy nghĩ của các em chín chắn hơn khi quyết
    định kế hoạch đường đời của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề, quyết
    định đường đời của học sinh THPT không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội
    rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng Vì vậy, câu hỏi “làm
    gì sau khi tốt nghiệp THPT?” khiến nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời.
    Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4], tính đến tháng 9 năm
    2009 cả nước có 376 trường ĐH và CĐ, trong đó có 150 trường ĐH và 226 trường
    CĐ. Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất
    một trường CĐ hoặc ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào. Theo
    thống kê gần đây hàng năm có trên 1,1 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường
    ĐH và 300.000 thí sinh dự thi vào Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả
    Cao đẳng và Đại học là 500.000 thí sinh. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng
    nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Hầu hết các em có mơ ước
    vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu) trong khi xã hội đang cần
    rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực
    nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động
    nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề. Các em có kỳ vọng quá
    cao vào một số nghề nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế thường làm
    các em thất vọng. Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu nghề định
    chọn thì sớm muộn sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân,
    tạo sự hẫng hụt, bi quan chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Thực tế cho thấy,
    không phải bao giờ nam nữ thanh niên cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn đề chọn
    nghề của mình. Theo E.A.Klimốp có thể có hai nguyên nhân chính dẫn đến chọn
    nghề không phù hợp:
    - Thứ nhất, do cá nhân có thái độ không đúng với các tình huống khác nhau
    của việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên bảo của người đi
    trước ) Những thành kiến và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh hưởng trực tiếp hay
    gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích nghề mới chỉ là bề ngoài,
    cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểu được nghề đó.
    - Thứ hai, cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó. Có
    thể do sự đồng nhất môn học với nghề, không hiểu hết năng lực của bản thân,
    không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân, không
    hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động, thao tác và
    trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề.
    Việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rất quan trọng. Vì vậy, cần
    phải có sự hướng dẫn để các em khi chọn nghề, chọn trường biết kết hợp một cách
    lý tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề
    nghiệp và yêu cầu của xã hội. Vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu
    "Khảo sát những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12
    THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
    ” nhằm tìm ra các giải pháp để góp phần nâng
    cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:
    - Xác định, và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
    định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
    - Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn
    hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong quyết định lựa chọn lựa chọn trường
    dự thi trong kỳ thi ĐH, CĐ.
    Để đạt được mục đích đặt ra, nghiên cứu đã tập trung vào các nhiệm vụ sau:
    - Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm
    định mô hình nghiên cứu của đề tài.
    - Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành
    khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết
    định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT.
    - Phân tích sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh
    khác nhau về đặc điểm cá nhân và gia đình.
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tác động của các
    yếu tố đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền
    Giang trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...