Báo Cáo Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường thpt long xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT


    Trong môi trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh như ngày nay, việc nghiên cứu thị trường là việc làm không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp muốn hoạt động thành công. Nhất là do trên thị trường Long Xuyên hiện nay chưa có dịch vụ cho thuê xe đạp đôi nên đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường THPT Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang” được thực hiện, nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp cho thuê xe hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về từng thành phần của dịch vụ để có thể lập chiến lược kinh doanh phù hợp, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

    Đầu tiên, để nghiên cứu hiệu quả, nhanh chóng, và đảm bảo đề tài đi đúng hướng, mô hình nghiên cứu được hình thành dựa trên lý thuyết về nhu cầu và các thành phần của dịch vụ. Trên cơ sở đó, bản hỏi phỏng vấn chuyên sâu được lập nên nhằm khai thác thông tin về các vấn đề có liên quan đưa vào bản hỏi chính thức, một giai đoạn nghiên cứu cần phải có trước khi hoàn thiện bản hỏi chính thức là bước nghiên cứu thử nghiệm trên 5-10 học sinh, bước này nhằm kiểm tra tính logic của bản hỏi và giới hạn những biến nghiên cứu không cần thiết trước khi bản hỏi chính thức.

    Khi đã hoàn thành bản hỏi chính thức, tiến hành thu dữ liệu trên 60 học sinh. Sau đó, làm sạch và xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel. Kết quả cho thấy, đa số các học sinh có nhu cầu và rất quan tâm đến dịch vụ cho thuê xe đạp đôi, mặc dù có một số khác biệt giữa nam và nữ sinh. Song, nhu cầu đó đều được thể hiện cụ thể trong mong muốn được cùng bạn bè đi dạo, đi chơi trên chiếc xe đạp đôi gọn nhẹ màu đen hay xanh biển, các bạn cũng mong được đảm bảo độ an toàn nhất định thông qua cơ quan kiểm soát chất lượng. Đồng thời nhu cầu còn thể hiện ở mong muốn được giao dịch với nhân viên cửa hàng vừa thân thiện lại nhiệt tình, chân thành và đặc biệt có kinh nghiệm tạo bầu không khí vui vẽ khi tiếp xúc với khách hàng. Nếu cửa hàng cho thuê có thể đặt tại khu bờ hồ Nguyễn Du thì sẽ thuận tiện hơn, và cửa hàng phải có phương thức giao dịch phù hợp để thu hút khách hàng, chẳng hạn như: thanh toán 50% giá thuê khi nhận xe, số còn lại sẽ thanh toán khi trả xe, được đặt hàng và giao nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng, được khuyến mãi vào những ngày lễ hay khi thuê dài hạn (khoảng 10% - 20% chi phí thuê), được hổ trợ xử lý khi xảy ra sự cố,







    MỤC LỤC

    



    Trang

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài: 2

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2

    1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2

    1.4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu: 3

    1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu: 3

    1.6. Kết cấu của bài báo cáo: 3

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4

    2.1. Giới thiệu chương: 4

    2.2. Các khái niệm về nhu cầu: 4

    2.2.1. Nhu cầu (Needs): 4

    2.2.2. Mong muốn (Wants): 4

    2.2.3. Yêu cầu (Demands): 4

    2.3. Lý thuyết về dịch vụ: 5

    2.3.1. Định nghĩa dịch vụ: 5

    2.3.2. Mô hình dịch vụ: 5

    2.4. Mô hình nghiên cứu: 6

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

    3.1 Giới thiệu chương: 7

    3.2 Thiết kế nghiên cứu: 7

    3.2.1 Các giai đoạn nghiên cứu 7

    3.2.2 Quy trình nghiên cứu: 8

    3.3 Các giai đoạn của nghiên cứu: 9

    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ: 9

    3.3.2 Nghiên cứu chính thức: 9

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

    4.1. Giới thiệu 12

    4.2. Mô tả đặc điểm mẫu: 12

    4.3. Mục đích của việc thuê xe đạp đôi: 12

    4.3. Lý do muốn sử dụng xe đạp đôi: 13

    4.3.1. Sử dụng xe đạp đôi không tốn nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường: 13

    4.3.2. Xe đạp đôi là phương tiện giúp rèn luyện sức khỏe tốt: 14

    4.4. Mô tả mong muốn của học sinh đối với các thành phần của dịch vụ cho thuê xe đạp đôi: 14

    4.4.1. Đặc điểm của xe đạp đôi: 17

    4.4.2. Kiểu dáng xe đạp đôi mong muốn: 18

    4.4.3. Màu sắc xe đạp đôi mong muốn: 18

    4.4.4. Độ an toàn xe đạp đôi mong muốn: 19

    4.5. Địa điểm đặt cửa hàng cho thuê xe đạp đôi: 20

    4.6. Nhân viên giao dịch của cửa hàng: 20

    4.6.1. Thái độ của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: 22

    4.6.2. Kinh nghiệm của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: 23

    4.6.3. Tính cách của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: 23

    4.7. Giá của dịch vụ cho thuê xe đạp đôi: 24

    4.8. Phương thức giao dịch: 25

    4.8.1. Phương thức thanh toán thích hợp: 25

    4.8.2. Mức giảm giá mong muốn khi thuê xe đạp đôi: 25

    4.8.3. Phương thức đặt hàng thuận tiện: 27

    4.8.4. Phương thức nhận và trả xe thuận tiện: 27

    4.8.5. Hình thức xử lý sự cố: 27

    4.8.6. Hình thức bảo hiểm mong muốn: 28

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 29

    5.1. Kết luận: 29

    5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất nghiên cứu tiếp theo: 29

    TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC 1: ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU 30

    PHỤ LỤC 1: ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU 31

    PHỤ LỤC 2: BẢN HỎI CHÍNH THỨC 32




    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    



    DANH MỤC HÌNH


    Hình 2. 1: Mô hình dịch vụ 6

    Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu 6

    Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu 8



    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu 7

    Bảng 3.2. Các biến và thang đo 10

    Bảng 4.1. Mong muốn giảm giá gắn với từng trường hợp 26



    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 4.1. Cơ cấu mẫu 12

    Biểu đồ 4.2. Mục đích của việc thuê xe đạp đôi 13

    Biểu đồ 4.3. Mức độ đồng ý đối với lý do không tốn nhiên liệu và 14

    Biểu đồ 4.4. Mức độ đồng ý đối với lý do xe đạp đôi giúp rèn luyện sức khỏe 14

    Biểu đồ 4.5. Mức độ quan tâm đến thành phần của dịch vụ cho thuê 15

    Biểu đồ 4.6. Mức độ quan tâm đến đặc điểm xe đạp đôi. 15

    Biểu đồ 4.7. Mức độ quan tâm đến nhân viên của cửa hàng 15

    Biểu đồ 4.8. Mức độ quan tâm đến địa điểm đặt cửa hàng 16

    Biểu đồ 4.9. Mức độ quan tâm đến giá thuê dịch vụ 16

    Biểu đồ 4.10. Mức độ quan tâm đến phương thức giao dịch của cửa hàng 16

    Biểu đồ 4.11. Mức độ đồng ý chung đối với các đặc điểm của xe 17

    Biểu đồ 4.12. Mức độ đồng ý của nữ đối với các đặc điểm của xe 17

    Biểu đồ 4.13. Mức độ đồng ý của nam đối với các đặc điểm của xe 17

    Biểu đồ 4.14. Kiểu dáng xe đạp đôi mong muốn 18

    Biểu đồ 4.15. Màu sắc xe đạp đôi mong muốn 19

    Biểu đồ 4.16 Tiêu chí đánh giá độ an toàn của xe đạp đôi 19

    Biểu đồ 4.17. Mong muốn chung về địa điểm đặt cửa hàng 20

    Biểu đồ 4.18. Mong muốn của nam và nữ về địa điểm đặt cửa hàng 20

    Biểu đồ 4.19. Mức độ đồng ý chung đối với các tiêu chí đánh giá 21

    chất lượng phục vụ của nhân viên cửa hàng 21

    Biểu đồ 4.20. Mức độ đồng ý của nữ đối với các tiêu chí đánh giá 21

    chất lượng phục vụ của nhân viên cửa hàng 21

    Biểu đồ 4.21. Mức độ đồng ý của nam đối với các tiêu chí đánh giá 22

    chất lượng phục vụ của nhân viên cửa hàng 22

    Biểu đồ 4.22. Thái độ của nhân viên giao dịch trong cửa hàng: 23

    Biểu đồ 4.23. Kinh nghiệm của nhân viên giao dịch trong cửa hàng 23

    Biểu đồ 4.24. Tính cách của nhân viên giao dịch trong cửa hàng 24

    Biểu đồ 4.25. Giá mong muốn đối với từng hình thức thuê xe 24

    Biểu đồ 4.26. Phương thức thanh toán thích hợp 25

    Biểu đồ 4.27. Phương thức đặt hàng thuận tiện 27

    Biểu đồ 4.28. Hình thức xử lý sự cố 27

    Biểu đồ 4.29. Hình thức bảo hiểm mong muốn 28


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:

    Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, làm việc và học tập của mỗi người dân Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do khí thải của các phương tiện giao thông như: Ô tô, xe gắn máy, tàu thủy, Nhận thấy tình trạng đó, không chỉ những nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, sáng tạo những phương tiện mới thân thiện với môi trường, mà giới trẻ hiện nay cũng có ý thức rất cao về vấn đề này, đồng thời đã chủ động lựa chọn cho mình một phương tiện phù hợp, giảm thiểu chi phí nhiên liệu, đó là chiếc “xe đạp đôi”.

    Xe đạp đôi không những là một phương tiện dễ vận hành, không tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, mà nó rất thích hợp cho những cuộc dã ngoại cùng gia đình, bạn bè, . Nó sẽ góp phần tạo không khí ấm cúng, thân thiện, kết nối mọi người lại gần nhau hơn. Đồng thời, nó còn giúp rèn luyện sức khỏe, đây là vấn đề lớn của người dân Thành phố Long Xuyên.

    Bên cạnh đó, sau những giờ học mệt mỏi, các em học sinh thường tìm cho mình những điểm du lịch hay những trò chơi, dịch vụ giải trí hữu ích nhằm thư giãn, vui chơi, chuẩn bị một tinh thần luôn thoải mái, phấn khởi khi đến lớp, từ đó cải thiện chất lượng học tập. Một trong những loại hình phổ biến nhất được lựa chọn là đi dạo phố, và gắn liền với nhu cầu dạo phố là một dịch vụ không thể không kể đến đó là “dịch vụ cho thuê xe đạp đôi”.

    Đặc biệt, trong những ngày lễ như: Valentine, Noel, Khi cưỡi trên "con ngựa sắt” là chiếc xe đạp đôi sẽ một phần tạo nên phong cách mới, cá tính và không kém phần lãng mạn cho người sử dụng.

    Nhận thấy, xe đạp đôi được nhóm khách hàng học sinh chú trọng quan tâm. Mà trường Trung học phổ thông Long Xuyên (THPT Long Xuyên) là trường nằm ở trung tâm thành phố với mức sống khá cao, nhu cầu thư giãn là nhu cầu rất thiết thực, có điều kiện sử dụng dịch vụ này, nên trường THPT Long Xuyên sẽ được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.

    Những lý do trên cho thấy đề tài “ Khảo sát nhu cầu thuê xe đạp đôi của học sinh trường THPT Long Xuyên tại Thành Phố Long Xuyên, An Giang” là cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt những mục tiêu sau:

     Mô tả mong muốn thuê xe đạp đôi của học sinh trường THPTLong Xuyên.

     Khảo sát sự khác biệt giữa nam và nữ về nhu cầu thuê xe đạp đôi.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu thực hiện trên học sinh trường THPT Long Xuyên năm học 2009-2010.


    1.4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài sẽ trải qua ba bước nghiên cứu:

     Đầu tiên là bước nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp từ 5 đến 10 học sinh liên quan đến vấn đề liên quan đến việc thuê xe đạp đôi, thu thập thông tin về những ý kiến của đáp viên để thiết kế bản câu hỏi dùng cho bước nghiên cứu tiếp theo.

     Tiếp theo là bước nghiên cứu thử nghiệm nhằm hoàn thiện bản hỏi thông qua những thông tin tổng hợp được ở bước đầu tiên.

     Bước cuối cùng là nghiên cứu chính thức: Thực hiện nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật điều tra bản câu hỏi, với cỡ mẫu nghiên cứu là 60 học sinh.

    Các dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và dùng kiểm định phi tham số để khảo sát sự khác biệt giữa nam và nữ trong mong muốn thuê xe đạp đôi.

    1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu:

    Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho các doanh nghiệp cho thuê cũng như các nhà sản xuất xe đạp đôi do:

     Sự hiểu rõ về nhu cầu dịch vụ thuê xe đạp đôi có thể sẽ giúp nhà sản xuất lập kế hoạch sản xuất các loại xe đạp đôi có mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Từ đó, hoạch định chiến lược Marketing thích hợp nhằm xúc tiến bán hàng, phát triển sản phẩm, tăng doanh số và thu nhập doanh nghiệp.

     Ngoài ra, việc nghiên cứu giúp các học sinh trường Trung học phổ thông có điều kiện thể hiện nhu cầu, sở thích của mình về dịch vụ này. Đồng thời, các học sinh có thể được đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời, phù hợp, thể hiện được phong cách cá nhân hay vui chơi một cách thoải mái, lành mạnh và an toàn.

    1.6. Kết cấu của bài báo cáo:

    Bài báo cáo được trình bày gồm 3 chương:

     Chương 1: Giới thiệu: Khái quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu.

     Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Tập trung trình bày các lý thuyết về nhu cầu và dịch vụ, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu thích hợp.

     Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ chú trọng trình bày phương pháp để thực hiện nghiên cứu, bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô tả các giai đoạn của nghiên cứu (nghiên cứu sơ bộ, thử nghiệm và nghiên cứu chính thức). Trong đó, cách lấy mẫu, mô tả biến và thang đo, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sẽ được đặc biệt trình bày ở bước nghiên cứu chính thức.

     Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày cụ thể từng kết quả thu được sau quá trình phân tích và xử lý dữ liệu.

     Chương 5: Kết luận: Chương này sẽ đúc kết lại kết quả chính đã đạt được của đề tài nghiên cứu, đồng thời hạn chế của nghiên cứu cũng được trình bày
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...