Luận Văn Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An Giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. GIỚI THIỆU

    1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
    Xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu của con người cũng phát triển theo, nó trở nên đa dạng và phong phú hơn. Điều này đã từng được Maslow khẳng định qua tháp nhu cầu của mình. Ngày nay sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mới, dịch vụ mới cũng là một minh chứng cho sự phong phú và đa dạng này đã tạo ra hàng loạt các cơ hội kinh doanh mới cho các nhà kinh doanh.
    Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ đã mang lại cho con người nhiều sự thuận lợi trong công việc và sinh hoạt đặc biệt là trong các lĩnh vực như thông tin, giao thông, vận tải. Trong lĩnh vực giao thông thì sự ra đời và phát triển của xe gắn máy đã giúp con người đi lại rất là thuận tiện, dẫn đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càng tăng. Trong giới trẻ sử dụng xe gắn máy còn là một hình thức làm đẹp và tự khẳng định mình. Vì vậy, đã có nhiều dòng xe ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Trong sinh viên thì việc sử dụng xe gắn máy có những điểm thuận lợi như sau. Sử dụng xe gắn máy là: đi lại thuận lợi hơn, ít tốn thời gian, .đối với sinh viên ở xa giúp đi lại dễ dàng hơn và chủ động được thời gian hơn giảm thiểu được số tiền khi về thăm gia đình.
    Theo quan sát thấy được, sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD sử dung xe gắn máy nhiều, do ngành học cần phải đi thực tế nhiều và phải đến các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin nên có một chiếc xe gắn máy là rất cần thiết.
    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu xe gắn máy như: Honda, Yamaha, Suzuki, Sym giúp sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD có nhiều lựa chọn, bên cạnh đó sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn như: tính năng, nhãn hiệu, kiểu dáng, khuyến mãi, giá cả
    Nhà phân phối muốn cung cấp xe gắn máy phù hợp sinh viên thì cần phải biết: chủng loại xe, tính năng như thế nào cho phù hợp vì đa số sinh viên đi học chủ yếu là thu nhập do gia đình cung cấp.
    Để hiểu rõ các vấn đề trên, yêu cầu cần đặt ra là: “ Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang"
    Căn cứ vào cơ sở trên, mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau:
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD.
    Đưa ra một số ý kiến giúp nhà phân phối có những lựa chọn phù hợp để cung cấp xe gắn máy cho sinh viên.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện thông qua hai bước- nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
    - Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu có dàn bài sẵn và thảo luận tay đôi với 4 hoặc 5 bạn sinh viên để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Phỏng vấn chuyên sâu, là phỏng vấn thêm 5 hoặc 6 bạn sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD.
    - Nghiên cứu chính thức bắt đầu phỏng vấn thử từ 3- 5 người, nhằm kiểm định lại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn. Khi bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành nghiên cứu chính thức với mẫu khoảng 75- 80 người. Sinh viên được mời phỏng vấn bao gồm sinh viên của các lớp Khoá 8 Khoa Kinh tế- QTKD. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang.
    - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/02/2010 đến hết ngày 10/05/2010.
    - Không gian nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD.
    - Nội dung nghiên cứu khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang.

    1.5. Ý nghĩa:
    - Đối với bản thân: Qua quá trình làm đề tài nghiên cứu, đã rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân như cách thiết lập bảng câu hỏi như thế nào cho đúng, cách tiến hành khảo sát
    - Đối với các doanh nghiệp: làm cơ sở nghiên cứu lý thuyết tham khảo cho các nhà cung cấp xe gắn máy.
    + Xác định việc đáp ứng nhu cầu trước đây cho sinh viên đã hợp lý chưa.
    + Hiểu rõ hơn nhu cầu của sinh viên đối với xe gắn máy
    + Xác định rõ thị trường xe gắn máy trong sinh viên, đưa ra các chiến lược quảng cáo, và phân phối cho hợp lý hơn.
    1.6. Kết cấu của chuyên đề năm 3:
    Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các mục tiêu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý thuyết này sẽ là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình. Từ đó, đề nghị ra mô hình nghiên cứu.
    Chương 3: Chương này giới thiệu về vài nét về thị trường và người tiêu dùng xe gắn máy.
    Chương 4: Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thang đo và thông tin về mẫu từ các hồi đáp cho phần nghiên cứu định lượng.
    Chương 5: Phần lớn nhất của chuyên đề năm 3 trình bày về kết quả nghiên cứu chính thức.
    Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận các kết quả chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...