Thạc Sĩ Khảo sát nhóm động vật không xương cỡ lớn ở đáy để đánh giá chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ công nghệ môi trường năm 2012
    Đề tài: [TABLE="class: khungbang, width: 0"]
    [TR]
    [TD="class: nhande, colspan: 3"]Khảo sát nhóm động vật không xương cỡ lớn ở đáy để đánh giá chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai 2011[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CÁM ƠN
    TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN i
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG . viii
    DANH MỤC HÌNH ix
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .6
    1.1. Cơ sở lựa chọn nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy để khảo sát 6
    1.2. Ứng dụng ĐVKXS cỡ lớn ở đáy quan trắc sinh học .7
    1.2.1. Trên thế giới 7
    1.2.2. Anh 9
    1.2.3. Mỹ .10
    1.2.4. Bỉ .11
    1.2.5. Châu Á 11
    1.2.6. Lưu vực sông Mê Công .12
    1.2.7. Việt Nam .13
    1.2.7.1. Miền Bắc .13
    1.2.7.2. Miền Nam .14
    1.2.7.3. Tỉnh Đồng Nai 15
    1.3. Các chỉ số sinh học thường được sử dụng trong quan trắc sinh học .16
    1.3.1. Các chỉ số sinh học 16
    1.3.1.1. Chỉ số sinh học Trent (Cairns) (1968) 16
    1.3.1.2. Chỉ số sinh học Chandler (Chandler, 1970) .17
    1.3.1.3. Chỉ số sinh học BMWP (Biological Monitoring Working Party Score) 17
    1.3.1.4. Chỉ số thể hiện sự đa dạng của quần xã sinh vật 18
    1.3.1.5. Chỉ số tương đồng Soresen, 1948 (Similarity index) .19
    1.3.1.6. Chỉ số ưu thế .19
    1.3.1.7. Đánh giá sức khỏe sinh thái sông .19
    CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 20
    2.1. Điều kiện thủy văn - sông ngòi tỉnh Đồng Nai 20
    2.1.1. Điều kiện thủy văn 20
    2.1.1.1. Tình hình thủy văn mùa khô .20
    2.1.1.2. Tình hình thủy văn mùa lũ 20
    2.1.2. Hệ thống sông ngòi .20
    2.1.2.1. Sông Đồng Nai .21
    2.1.2.2. Sông Thị Vải .21
    2.2. Hiện trạng các khu công nhiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 22
    2.3. Điều kiện địa lý tự nhiên TP. Biên Hòa 22
    2.4. Thực trạng môi trường nước sông Đồng Nai 24
    2.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước 24
    2.4.2. Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 25
    2.4.3. Các khu vực bị ô nhiễm trên sông Đồng Nai 27
    CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 29
    3.1. Mục tiêu - phạm vi nghiên cứu 29
    3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 29
    3.1.2. Kết quả thu được của đề tài .29
    3.1.3. Phạm vi khảo sát của đề tài .29
    3.1.3.1. Vị trí thu mẫu 29
    3.1.3.2. Đặc điểm của vị trí khảo sát 30
    3.1.4. Thời gian khảo sát .31
    3.1.5. Các yếu tố môi trường khảo sát 32
    3.2. Phương pháp thực hiện 32
    3.2.1. Phương pháp đo đạc nhanh tại hiện trường 32
    3.2.2. Phương pháp thu mẫu nước tại hiện trường 32
    3.2.3. Phương pháp thu mẫu ĐVKXS cỡ lớn ở đáy và khảo sát bề mặt nền đáy 33
    3.2.4. Phương pháp bảo quản mẫu 35
    3.2.5. Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm .36
    3.2.5.1. Phương pháp phân tích các thông số hóa lý - vi sinh .36
    3.2.5.2. Phương pháp phân tích ĐVKXS cỡ lớn ở đáy .37
    3.3. Phương pháp phân tích số liệu 37
    3.3.1. Số liệu kết quả hóa lý, vi sinh xác định hiện trạng môi trường nước .37
    3.3.2. Số liệu kết quả ĐVKXS cỡ lớn ở đáy .40
    3.3.3. Phân tích mối tương quan .41
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .43
    4.1. Đặc điểm lý, hóa học của môi trường nước tại các điểm khảo sát 43
    4.1.1. Diễn biến các thông số .43
    4.1.2. Chỉ số WQI 53
    4.2. Kết quả khảo sát bề mặt nền đáy .54
    4.3. Kết quả khảo sát ĐVKXS cỡ lớn ở đáy 55
    4.3.1. Cấu trúc thành phần loài, mật độ và loài ưu thế 55
    4.3.1.1. Cấu trúc thành phần loài 55
    4.3.1.2. Mối tương quan giữa số loài và các đặc điểm lý hóa - vi sinh 57
    4.3.2. Mật độ - loài ưu thế .60
    4.3.2.1. Mật độ 60
    4.3.2.2. Mối tương quan giữa mật độ và các yếu tố môi trường 61
    4.3.2.3. Loài ưu thế .65
    4.3.3. Chỉ số ưu thế Berger (D) .66
    4.3.4. Chỉ số tương đồng Soresen 68
    4.3.5. Chỉ số đa dạng sinh học .71
    4.3.5.1. Chỉ số Simpson 71
    4.3.5.2. Chỉ số đa dạng H’ Shannon - Wienner .72
    4.3.5.3. Chỉ số đa dạng Margalef (d) 74
    4.3.6. Mối tương quan giữa các chỉ số với các yếu tố môi trường nước .76
    4.3.6.1. Mối tương quan giữa chỉ số H’ với các đặc điểm hóa lý, vi sinh .76
    4.3.6.2. Mối tương quan giữa chỉ số Simpson với các yếu tố môi trường .79
    4.3.7. Nhận xét về vị trí N-SĐN-11 .82
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .84
    Kết luận 84
    Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .88
    1.Tiếng Việt .88
    2.Tiếng nước ngoài 89
    PHỤ LỤC .90

    TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
    Nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy được khảo sát về: cấu trúc thành phần loài, mật độ, loài
    ưu thế và mối tương quan giữa chúng với các chỉ tiêu hóa lý và sử dụng các chỉ số sinh
    học đang được áp dụng trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai,
    đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa trong năm 2011. Đề tài đã chứng tỏ nhóm ĐVKXS
    cỡ lớn ở đáy có khả năng đánh giá chất lượng nước phù hợp với hiện trạng môi trường
    nước. Kết quả khảo sát chỉ ra được mức độ ô nhiễm mùa khô nhẹ hơn mùa mưa, chủ
    yếu do nhiễm bẩn hữu cơ. Tại mỗi vị trí thành phần loài khác nhau, mức độ ô nhiễm
    cũng khác nhau. Mức độ ô nhiễm hữu cơ nặng nhất tập trung ở vị trí N-SĐN-11, bến
    đò Long Kiển. Đồng thời kết quả khảo sát của đề tài chỉ ra hai loài ưu thế đặc trưng
    cho hai mức độ ô nhiễm hữu cơ khác nhau: loài ốc Thiara scabra đặc trưng cho mức
    độ ô nhiễm nhẹ và loài giun ít tơ Limnodrilus hoffmeisteri đặc trưng cho ô nhiễm hữu
    cơ nặng. Trong các chỉ số khảo sát, 2 chỉ số Simpson và Shannon-Wienner có thể sử
    dụng để đánh giá chất lượng nước nhưng vẫn có khuyết điểm. Biện pháp khắc phục để
    có kết quả đánh giá phù hợp là phải lưu ý đến đặc tính sinh thái loài ưu thế. Thêm vào
    đó, 2 chỉ số trên có sự biến thiên cùng với hàm lượng các chất dinh dưỡng. Hàm lượng
    dinh dưỡng trong nước tăng thì các chỉ số cũng tăng, nhưng khi hàm lượng chất dinh
    dưỡng tăng cao (về hàm lượng photpho và nitơ) thì chỉ số giảm. Ngoài ra, đề tài còn
    phát hiện thêm trong 7 vị trí khảo sát có một vị trí tại bến đò Long Kiển (N-SĐN-11)
    được xác định là “điểm giáp nước” trên sông Cái.
    ABSTRACT

    The benthic macroinvertabrate living in the bottom of the channel was used to evaluate
    the water’s quality of DongNai river which running through the BienHoa city by the
    taxanomic, the density (individual/m2), some biological index appling all over the
    world, and the relationship between them with environmental variables. The result
    showed that the benthic macroinvertabrate is suitable to reflect the water quality with
    the water state. The survey showed that water pollution in dry season was less than
    rainy season almost caused by organic contaminated. Water pollution was different
    depend on various characteristic of species. The most organic contaminated grade
    gathered in site N-SĐN-11, belonged to LongKien pier. The survey had also called out
    the name of two specific dominant species representing for two different grade of
    organic contaminated: the snail species Thiara scabra represented for less organic
    contaminated pollution and the worm species Limnodrillus hoffmeisteri for hard
    organic contaminated pollution. Two biological indexes Simpson and Shannon -
    Wiener were considered to use in evaluating water quality but they still have defects.
    For the suitable assessment result, overcompensate was pay attention on biological
    characteristic of dominanted species. The two indexes above were varied in direct
    propotion with nutritional content. Nutritional content of water increase, the indexes
    went high, but when photphorous and nitrogen content in water raised high, the
    indexes decrease. Futhermore, the survey had discovered that among 7 surveyed sites,
    the site N-SĐN-11 in LongKien pier was determined “metting point” in the Cai river.

    MỞ ĐẦU

    Lý do lựa chọn đề tài
    Để đánh giá chất lượng môi trường nước, ngoài việc dựa vào các thông số hóa lý, vi
    sinh còn có thể dựa trên kết quả khảo sát các nhóm thủy sinh. Tại Đồng Nai, từ năm
    1998, trạm quan trắc môi trường Đồng Nai (tiền thân của trung tâm Quan trắc và
    Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai) đã phối hợp với Viện Sinh Học Nhiệt Đới thành
    phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát khu hệ thủy sinh vật trên sông, hồ chính ở tỉnh
    Đồng Nai.
    Các khu hệ thủy sinh được khảo sát thành hai đợt trong năm: mùa khô (tháng 4) và
    mùa mưa (tháng 8). Các nhóm thủy sinh được quan trắc hằng năm bao gồm: động
    vật phiêu sinh (zooplankton), thực vật phiêu sinh (phytoplankton) và nhóm động vật
    không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn ở đáy (macrobenthos).
    Quá trình quan trắc chất lượng nước sông được tiến hành song song giữa quan trắc
    các thông số hóa lý môi trường nước và khu hệ thủy sinh. Tuy nhiên, các kết quả
    khảo sát thủy sinh này chỉ mới dừng lại ở việc tham khảo và duy trì số liệu.
    Với tình hình trên, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua
    các nhóm thủy sinh và lồng ghép chúng với các yếu tố môi trường nước là rất cần
    thiết. Để có cơ sở khoa học trong việc đề xuất những biện pháp quan trắc chất lượng
    nước sử dụng đồng thời cả hai mảng quan trắc trên, tác giả thực hiện nghiên cứu dựa
    trên một nhóm động vật không xương sống cỡ lớn với đề tài: “Khảo sát nhóm động
    vật không xương sống cỡ lớn ở đáy đánh giá chất lượng nước của sông Đồng Nai
    đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2011”.
    Tầm quan trọng của việc sủa dụng những thông số sinh học trong đánh giá
    chất lượng môi trường nước.
    Ngoài mục tiêu đánh giá hiện trạng chất lượng và xu hướng biến đổi chất lượng
    nước trong thủy vực, kết quả quan trắc sinh học còn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình
    nghiên cứu ảnh hưởng đến hệ sinh thái (thay đổi cấu trúc khu hệ, chức năng sinh
    học của quần xã) và phạm vi thiệt hại của hệ sinh thái (thay đổi màu nước, độ đục,
    mùi, suy giảm số lượng và hất lượng quần xã) do các hoạt động diễn ra trong thủy
    vực.
    So với phương pháp quan trắc hóa lý, quá trình tiến hành đánh giá sinh học, nếu
    được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu chuyên ngành, sẽ giúp giảm được thời
    gian và với chi phí thấp, nhất là đối với trang thiết bị và dụng cụ thu mẫu.
    Hiện nay, quan trắc sinh học được coi là hoạt động không thể thiếu trong công tác
    kiểm soát và bảo vệ tài nguyên nước ở nhiều quốc gia phát triển vùng Châu Âu, Bắc
    Mỹ và Châu Á. Trong phạm vi của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, một số phương
    pháp quan trắc sinh học cải tiến hoặc chuyên sâu đã và đang được tiếp tục nghiên
    cứu, ứng dụng [10].
    Từ thực trạng môi trường nước tại sông Đồng Nai (nguồn xả thải, số lượng, thành
    phần các chất ô nhiễm xả vào thủy vực ngày càng nhiều và phức tạp), thực trạng
    nguồn lực (trang thiết bị, dụng cụ, thời gian, nhân lực, chi phí cung cấp cho các
    phương pháp hóa lý, ), vấn đề nghiên cứu, thiết lập và triển khai hoạt động của
    mạng lưới quan trắc sinh học được đánh giá là cấp thiết, góp phần hoàn thiện kết
    quả cho các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước trong vùng khảo sát.
    Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu khả năng đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua nhóm ĐVKXS
    cỡ lớn ở đáy. Từ đó tạo nền tảng đưa việc khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy và
    các nhóm thủy sinh khác thành những mảng cần thiết của việc quan trắc chất lượng
    môi trường nước mặt, góp phần vào việc hoàn thiện các phương pháp quan trắc,
    phục vụ cho việc quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Nội dung

    - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước đoạn sông thông qua các yếu tố môi
    trường (kết quả phân tích hóa lý, vi sinh, đặc tính bề mặt nền đáy).
    Cấu trúc thành phần loài khảo sát được: số loài, mật độ, loài ưu thế và các
    chỉ số được áp dụng.
    Ưu và nhược điểm của các chỉ số sinh học thông qua ĐVKXS cỡ lớn ở đáy

    và khả năng ứng dụng vào việc quan trắc lâu dài.
    Đối tượng và phạm vi khảo sát
    Đối tượng: Đề tài khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy sống vùi bên trong hoặc trên
    bề mặt các trầm tích tại đáy của sông.
    Phạm vi:
    - Thời gian khảo sát: từ tháng 04/ 2011 đến tháng 08/2011.
    - Khu vực khảo sát: Sông Đồng Nai chảy qua TP. Biên Hòa bắt đầu từ cầu
    Hóa An - xã Hóa An, TP. Biên Hòa đến cầu Đồng Nai - phường Long Bình Tân,
    TP. Biên Hòa. Đây là đoạn sông cung cấp nước cho nhà máy nước Biên Hòa nhưng
    đang ở tình trạng ô nhiễm.
    Ý nghĩa khoa học
    Đề tài thực đã khảo sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy và nghiên cứu chúng cùng với
    các thông số môi trường nước đã thể hiện được mối tương quan mật thiết giữa
    chúng với hàm lượng chất dinh dưỡng trong môi trường nước. Đồng thời, kết quả
    của đề tài còn thể hiện sự biến thiên của số lượng loài, mật độ và cả các chỉ số với
    các yếu tố môi trường nước. Đây chính là cơ sở để phát triển thêm các nghiên cứu
    chuyên sâu trong lĩnh vực này.
    Ý nghĩa thực tiễn
    Hiện nay việc nghiên cứu khả năng đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên
    các nhóm thủy sinh vật (trong đó có nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy) trên địa bàn tỉnh
    Đồng Nai chỉ mới dừng lại ở mức khảo sát và tính chỉ số sinh học. Nhưng kết quả
    tính các chỉ số sinh học trên thực tế có khi không phù hợp với các kết quả đánh giá
    chất lượng nước thông qua các yếu tố môi trường nước (các thông số hóa lý - vi
    sinh). Do vậy, kết quả đạt được của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn
    các nhóm sinh vật quan trắc cũng như lựa chọn kết quả của các chỉ số để đánh giá
    chất lượng nước tại Đồng Nai.
    Tính mới của đề tài.
    Đề tài áp dụng lại các phương pháp đã và đang được áp dụng trên hạ lưu sông Mê
    Công để khảo sát trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa của tỉnh
    Đồng Nai, nhưng được thực hiện cùng với việc quan trắc chất lượng nước mặt (26
    thông số hóa lý - vi sinh/ mẫu) nhằm lồng ghép việc đánh giá chất lượng nước
    thông qua nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy với các yếu tố môi trường nước.
    Áp dụng thêm một số chỉ số sinh học ngoài chỉ số H’, từ đó đưa ra cái nhìn đầy đủ
    khi đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các chỉ số.
    Tìm hiểu thêm về mối tương quan giữa 2 mảng nhân tố: mảng các thông số hóa lý -
    vi sinh và mảng về cấu trúc - thành phần loài, các chỉ số. Từ đó tìm hiểu sự biến
    thiên của từng nhân tố.
    Ngoài yêu cầu và nhiệm vụ mới trên, trong phạm vi khảo sát, đề tài còn phát hiện
    được một điểm giáp nước trên dòng sông. Phát hiện này cho thấy việc lồng ghép 2
    mảng quan trắc thủy sinh và mảng quan trắc hóa lý - vi sinh là cần thiết.
    Phương pháp nghiên cứu
    Cụ thể từng phương pháp được trình bày trong các chương có liên quan.
    · Thu thập thông tin
    Thu thập thông tin tài liệu về:
    - Tình hình ứng dụng nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy quan trắc sinh học ở thế giới và
    Việt Nam
    - Điều kiện, hiện trạng thủy văn, sông ngòi Đồng Nai.
    · Khảo sát, thu mẫu thực địa:
    - Số đợt thu mẫu: 2 đợt (Mùa khô: 04/2011 và mùa mưa: 08/2012).
    - Số vị trí: 7 vị trí mỗi đợt.
    - Thu và bảo quản mẫu phân tích các thông số hóa lý – vi sinh trong nước.
    - Thu và bảo quản mẫu ĐVKXS cỡ lớn ở đáy.
    - Khảo sát tính chất bề mặt nền đáy.
    - Đo tại hiện trường các thông số: pH, DO, nhiệt độ, độ dẫn điện, độ mặn.
    · Phân tích mẫu:
    - Phân tích 26 thông số hóa lý - vi sinh trong nước (do trung tâm Quan trắc và Kỹ
    Thuật Môi Trường Đồng Nai thực hiện).
    - Phân tích so sánh về mặt hình thái để định danh đến loài hoặc đến giống nhóm
    ĐVKXS cỡ lớn ở đáy.
    · Xử lý, phân tích số liệu:
    Đối với số liệu hóa lý - vi sinh.
    - So sánh với QCVN 08 : 2008, cột A2.
    - Tính chỉ số WQI.
    Đối với số liệu nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy.
    - Phân tích về cấu trúc thành phần loài: số loài, mật độ, loài ưu thế.

    - Tính các chỉ số sinh học:
    + Berger- Parker.

    + Soresen.
    + Shannon-Wienner.
    + Simpson.
    + Margalef.
    Phân tích mối tương quan giữa 1 nhân tố là các gía trị định lượng từ kết quả khảo
    sát nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy với 1 nhân tố là từng thông số hóa lý – vi sinh,
    thông qua hệ số tương quan bình phương R2.
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

    1.1. Cơ sở lựa chọn nhóm ĐVKXS cỡ lớn ở đáy để khảo sát
    Đối tượng khảo sát là nhóm ĐVKXS cỡ lớn sống ở đáy sông. Chúng sinh sống trên
    hoặc trong nền đáy của thủy vực, một số sống bám vào các giá thể, chịu nhiều tác
    động từ các yếu tố hóa lý trong nước và sự tích tụ, lắng đọng các chất đáy.
    Sự tồn tại và phát triển của chúng phụ thuộc vào môi trường nước rất nhiều, do vậy
    mà sự phát triển của một nhóm sinh vật trong môi trường nào đó là kết quả của quá
    trình thích nghi [21]. Sự phát triển mạnh của một nhóm sinh vật bất kỳ sẽ biểu hiện
    được tính chất môi trường ở đó thích hợp cho sự phát triển quần xã đó. Ví dụ môi
    trường giàu chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận lợi cho các nhóm giun ít tơ
    Oligochaeta. Tùy theo mức độ ô nhiễm sẽ có từng nhóm phát triển, hoặc sự không
    thích ứng hay sự mất đi một nhóm sinh vật nào đó trong khu hệ cũng là dấu hiệu
    cho thấy xu hướng diễn biến của môi trường .
    Chu kì sống của chúng thường kéo dài hơn 1 đến 2 tuần, do đó chúng có thể cho ta
    nhìn thấy chất lượng môi trường nước trong khoảng thời gian này. Những loài khác
    như ấu trùng của côn trùng, các loài sâu, giun, nhuyễn thể, và các loài không xương
    sống cỡ lớn khác thường có vòng đời dài hơn một tháng, thậm chí có thể tới một vài
    năm, cho ta một cái nhìn về chất lượng môi trường nước xa hơn về quá khứ
    (G.Friedrich; D.Chapman; A.Beim,1992 : Water Quality Assessments) [2],[21]
    Theo thống kê của J.M.Hellawell (1986), một số nhóm thường được sử dụng đối
    với hệ sinh thái ở nước theo tỷ lệ phần trăm thì phần trăm sử dụng nhóm ĐVKXS là
    cao nhất 26% [11].
    Đối với các trang thiết bị dụng cụ ngoài hiện trường yêu cầu chủ yếu là cạp bùn sao
    cho có thể lấy được một diện tích bùn đáy yêu cầu là 0,1m2.
    Với các trang thiết bị yêu cầu trong phòng thí nghiệm để phân tích, định loại cần có
    kính lúp cầm tay, kính hiển vi soi nổi, nhíp gắp, kim và tài liệu để định loại.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1.Tiếng Việt
    [1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Tổng cục Môi trường. Quyết định số 879/QĐ
    –TCMT. Quyết định về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất
    lượng nước, pp.2-6.
    [2]. Clive Pinder, Nguyễn Xuân Quýnh, Steve Tilling, Mai Đình Yên. Giám sát
    sinh học môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn,2000,
    pp.13-46.
    [3]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Xây dựng Atlas Động vật giun nhiều tơ
    (Polychaeta), ứng dụng trong việc phân tích mẫu động vật không xương sống,
    nhằm giám sát ô nhiễm môi trường biển khu vực có hoạt động dầu khí phía
    nam Việt Nam. Mã số : 01/ATSKMT/2009/HĐ- NCKH, p.73.
    [4]. Đặng Ngọc Thanh. Thủy sinh học đại cương. NXB Đại Học và Trung Học
    Chuyên Nghiệp. 1974, pp.30-52.
    [5]. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải. Động vật chí Việt Nam 5- Giáp Xác nước
    ngọt. NXB Khoa Học và kỹ thuật 2001, pp.55-70.
    [6]. Đặng Ngọc Thanh. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt
    Nam, pp.81-87, 172-174, 440-451, 493-506.
    [7]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt. Chỉ thị Sinh Học Môi
    Trường. NXB Giáo Dục 2007. pp. 44-60.
    [8]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling. Động vật không xương sống
    nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, 2001, pp.15-63.
    [9]. Nguyễn Văn Tuấn. Lâm sàng thống kê - Phân tích tương quan. Chương trình
    huấn luyện y khoa. Ykhoa.Net, pp.1-5.
    [10]. Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Mai Linh, Lê Phát Quới, Lê Phi Nga (2010).
    Thiết lập mạng lưới quan trắc sinh học cho hệ thống sông rạch khu vực TP.
    Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học & Ứng dụng. Số 12-2010.
    [11]. Phạm Văn Miên (2003). Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu sinh học để giám sát
    hệ sinh thái thủy sinh thuộc lưu vực sông Mê công của Việt Nam, pp.24-32.
    [12]. Thái Trần Bái. Động vật học không xương sống. NXB Giáo dục Việt Nam,
    pp.170-187, 221-224.
    [13]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ quan trắc
    chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm
    2010, pp.31-65.
    [14]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND.
    Quyết định về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công
    nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Công báo số 25-08-04-2010, pp.1441-
    1447.
    [15]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Quan trắc môi trường nước sông
    Đồng Nai – Khu hệ thủy sinh vật năm 2011, pp.32-47.
    [16]. Ủy hội sông Mê Công. Phương pháp quan trắc sinh học cho Hạ lưu sông Mê
    Công. NXB Nông nghiệp 2010.
    [17]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
    Đồng Nai 5 năm 2006-1010, pp.19-63.
    [18]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Thiết kế kỹ thuật và dự toán nhiệm vụ
    quan trắc tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2011,pp 10-
    13.
    [19]. Viện Môi trường và phát triển Bền vững (2004). Nghiên cứu hoàn thiện các
    chỉ tiêu sinh học để đánh giá chất lượng và phân vùng, phân loại môi trường
    nước các thủy vực Tp.Hồ Chí Minh. pp.1_1 – 1_12.
    2.Tiếng nước ngoài
    [20]. David M.Rosenberg and Vincent H.Resh. Freshwater biomonitoring and
    benthic macroinvertebrates. Chapman & hall, pp. 234-275.
    [21]. Deborah Chapman. Water Quality Assessments. Chapman & Hall, pp.171-229.
    [22]. L.Janssen de Bisthoven, Biomonitoring with Morphological Deformities in
    Aquatic Organisms. Environment Science Forum Vol.96 (1996), pp.65-75.
    [23]. Mekong River Commission (2006). Identification of Freshwater Invertebrates
    of the Mekong River and its Tributaries, pp. 54-73, 79-82, 231-243.
    [24]. Mekong River Commission (2004). Biomonitoring of the lower Mekong River
    and selected tributaries, pp. 37-45
    [25]. Niels De Paw. Biological indicators of aquatic pollution, pp. 60-86.
    [26]. Rolf A. M. Brandt, The non-marine aquatic Mollusca of Thai Lan (1974).
    Frankfurt am Main. pp. 162-166, 201, 254, 256.
    [27]. Raywadee Vongprasert. Application of biotic index for water quality
    assessment of rivers in tropical countries: case studies in Thailan and
    Indonesia. Centre of Enviromental Sanition, 1990, pp. 5-11
    [28]. Standard Methods for the examination of water and wastewater, 2005, pp.
    10_63 – 10_117.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...