Thạc Sĩ Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại TP Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại TP Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Thế giới ngày càng biến chuyển về mọi mặt trong đó có nền kinh tế biến chuyển khá rõ rệt,
    nền kinh tế các nước đều theo một trào lưu đó là hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam
    cũng không ngoại lệ, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thương
    mại thế giới (WTO) đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Để có thể hội nhập
    với nền kinh tế quốc tế, xã hội cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực trí tuệ, có trình độ chuyên
    môn tay nghề cao và phải có tâm huyết với nghề.
    Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chủ
    quan của người học, yếu tố đóng vai trò quyết định. Sự ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý nhân
    cách của sinh viên đến diễn biến và kết quả hoạt động học tập, trau dồi nghề nghiệp của bản thân
    các em, đó là nhận thức và thái độ nghề nghiệp được hiểu một cách cụ thể ở sinh viên đang học
    nghề. Nhận thức nghề nghiệp là sự hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến nghề. Thái độ
    nghề nghiệp là sự thể hiện tình cảm yêu thích hay thờ ơ, chán ghét, có thái độ tích cực hay tiêu
    cực đối với nghề, nảy sinh trên cơ sở nhận thức về nghề.
    Sinh viên học nghề ngay sau khi vào trường cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm, nội
    dung, vai trò, giá trị của nghề và tình cảm tích cực đối với nghề đã chọn và đang học. Điều đó rất
    quan trọng bởi lẽ tình cảm nghề nghiệp sẽ tạo nên hứng thú nghề nghiệp. “Hứng thú kích thích
    tích cực của nhân cách, thúc đẩy con người hoạt động” học tập nỗ lực hơn và đạt kết quả tốt hơn.
    Sau này khi ra trường khi các em làm nghề mà mình yêu thích thì các em sẽ có tâm huyết với
    nghề và sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc, sự nghiệp của mình.
    Như vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đối
    với các trường Đại học và Cao đẳng không chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà
    còn giúp các em có nhận thức và thái độ đầy đủ, đúng mực với nghề mà các em đã lựa chọn.
    Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối
    Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự
    nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Trường đào tạo đa ngành nghề thuộc lĩnh
    vực kinh tế và thương mại. Trong vài năm gần đây trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
    (CĐKTĐN) là một trong những trường cao đẳng có số lượng thí sinh đăng ký và thi vào trường
    nhiều nhất trong cả nước. Điều này chứng tỏ những ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và thương
    mại đang rất thu hút các bạn trẻ. Tuy nhiên mức độ hiểu biết, nhận thức và thái độ của các em về
    ngành nghề này như thế nào sau khi các em đã thi đậu và theo học trong trường? Cần làm gì để góp phần nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp, giúp các em chuẩn bị hành trang để bước
    vào hoạt động lao động trong xã hội?
    Từ những băn khoăn đó đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát nhận thức và thái
    độ của sinh viên Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với một
    số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Từ kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của SV trường CĐKTĐN đối với một số
    nghề liên quan đến kinh tế và thương mại đề xuất một số biện pháp giúp SV có nhận thức và
    thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp của mình.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: nhận thức, thái độ, đặc điểm tâm lý sinh
    viên, nghề nghiệp liên quan đến kinh tế và thương mại
    Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của SV CĐ.KTĐN đối với một số nghề liên quan đến
    kinh tế và thương mại.
    Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về nghề
    nghiệp các em đã chọn và có thái độ đúng đắn với các nghề này.

    4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


    4.1 Khách thể nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu trên 400 sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Tài Chính Kế Toán,
    trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại, TP. Hồ Chí Minh

    4.2 Đối tượng nghiên cứu

    Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đối với một số
    nghề liên quan đến kinh tế và thương mại.

    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    Nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐ.KTĐN đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực
    kinh tế và thương mại chưa đầy đủ và phù hợp.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận


    Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên
    cứu thực tiễn (sách, luận án, tạp chí, bài báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
    nước ) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng
    hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

    6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

    Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi
    dành cho 400 SV năm thứ nhất và SV năm cuối các khoa Quản trị kinh doanh và Tài chính
    kế toán. Việc chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bảng hỏi được thực
    hiện qua ba giai đoạn như sau:
     Giai đoạn 1:
    Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở về
    những vấn đề liên quan đến nhận thức và thía độ của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM . Sau
    đó, phát cho 30 SV được chọn ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cần thiết làm định
    hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
     Giai đoạn 2:
    Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở cộng với những lý luận của đề tài sẽ xây
    dựng bảng hỏi chính thức bao gồm các nội dung sau:
    - Các câu hỏi về thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
    - Các câu hỏi nhằm khảo sát nhận thức của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM gồm các câu
    1, 4, 10, 11, 12, 13, 14
    - Các câu hỏi nhằm tìm hiển thái độ và hành động của SV đối với NN. Gồm các câu
    2,3,5,6,7,8,9,15,16,17,18,19,20
     Giai đoạn ba:
    Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau: Số phiếu phát ra là
    400 phiếu, số phiếu hợp lệ là 380 phiếu. Điều tra ở sinh viên các chuyên ngành: Quản trị
    DNTM (109 SV), Marketing TM (129 SV), Kế toán DNTM (120 SV), Kinh doanh (21
    SV).

    6.2.2 Phương pháp phỏng vấn


    Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn:
    - 20 sinh viên các khoa: Quản trị kinh doanh, khoa tài chính kế toán để tìm hiểu suy nghĩ,
    hiểu biết, thái độ của các em về nghề nghiệp các em đã chọn.
    - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, khao Tài chình kế toán, 5 giảng viên giảng dạy trong
    trường, 5 giáo viên chủ nhiệm để thu thập thông tin liên quan đến đề tài.

    6.3 Phương pháp toán thống kê:

    Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows phiên bản
    11.5 tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình,


    7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

    7.1 Giới hạn:


    Nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế
    Toán về nghề liên quan đến kinh tế và thương mại.

    7.2 Phạm vi:

    Nghiên cứu 400 sinh viên năm nhất và năm cuối hai khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính
    Kế Toán trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại

    8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

    8.1 Về mặt lý luận


    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về nhận thức và thái độ, mối
    tương quan giữa nhận thức và thái độ, những NN thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng
    như nhận thức và thái độ của SV đối với NN thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại.

    8.2 Về mặt thực tiễn

    Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban Giám Hiệu, chủ nhiệm các khoa
    cũng như các giảng viên trong trường CĐ. KTĐN trong việc xây dựng các biện pháp cụ thể
    để góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp cho SV trong trường



    [​IMG]


     
Đang tải...