Luận Văn Khảo sát nghiên cứu về hiện trạng tiềm năng phát triển cỏc loại hình du lịch sinh thái tại Rừng Cúc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. lý do chọn đề tài
    1.1. lý do khách quan

    Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo các nhu cầu cũng đa dạng, phong phú. Trong đó nhu cầu về du lịch, vui chơi giải trí là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất. Chúng ta biết rằng du lịch Việt Nam được hình thành vào năm 1960 và đã thực sự phát triển từ những năm 1990 và đến nay du lịch Việt Nam vẫn đang không ngừng được nâng lên để có thể đáp ứng tối đa nhất nhu cầu của con người. Đời sống càng nâng cao thì nhu cầu ngày càng nhiều và du lịch ngày càng phát triển, không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn để phục vụ tốt hơn, đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của khách du lịch.
    Để có thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu về du lịch của con người thì đòi hỏi phải có sự đa dạng về các loại hình du lịch.ở Việt Nam có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch tôn giáo – tín ngưỡng trong đó phải kể đến một loại hình du lịch đang rất phát triển bởi nó thu hút được rất nhiều đối tượng khách tham quan, đó chính là du lịch sinh thái. Du lịch phát triển, nhu cầu về giải trí, vui chơi cũng phát triển cùng với nhu cầu được tìm hiểu, khám phá, chinh phục thiên nhiên. Chính vì vậy, du lịch sinh thái là loại hình có thể đáp ứng được những nhu cầu đó của con người. Bởi đến với du lịch sinh thái, du khách không chỉ được tìm hiểu về các loài thực vật phong phú mà còn được biết thêm về đời sống của các các loài động vật
    Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu thuận lợi cho sự đa dạng về các loài động thực vật. Người Việt Nam luôn tự hào với câu nói “Đất nước ta rừng vàng biển bạc”. Thiên nhiên muôn hình vạn trạng đã ban tặng cho nước ta nhiều thắng cảnh đẹp lạ kỳ, nằm sau những vẻ đẹp này là những bí ẩn tiềm tàng khiến mỗi người chúng ta không khỏi tò mò tìm hiểu và khám phá. Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đâu đâu cũng có cảnh núi rừng nhấp nhô. Nhưng có lẽ điểm dừng chân đầu tiên phải nói đến là Ninh Bình một địa danh nổi tiếng nằm ở phía Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác giữa các vùng đồng bằng xen kẽ. Đã tạo nên cho tỉnh Ninh Bình trở thành một tỉnh giàu tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc, Bích Động . Nổi tiếng hơn cả phải nói đến khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú đa dạng, cây Chò 1000 năm tuổi. Là một con người được sinh ra trên đất nước Việt Nam. Em rất tự hào với những tiềm năng du lịch của đất nước mình đặc biệt là tiềm năng về du lịch sinh thái. Qua quá trình thực tập được đi rất nhiều nơi, được tận mắt thả mình vào thế giới tự nhiên cùng với quá trình học tập trên ghế nhà trường đã giúp em phần nào hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam hơn. Với tiềm năng du lịch phong phú đa dạng, non nước hoà quyện thành ra cảnh, cảnh đẹp nhờ có núi rừng.
    1.2. lý do chủ quan
    Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì còn có những nguyên nhân chủ quan khiến em mạnh dạn chọn đề tài này:
    - đây là đề tài hấp dẫn đối với bản thân
    - sự say mê nghiên cứu,tìm hiểu,khám phá về các vườn quốc gia, mong muốn được học hỏi trau rồi kinh nghiệm.
    - VQG Cúc Phương là một điểm đến thú vị,với hệ sinh thái phong phú và hấp dẫn.
    Vỡ vậy trong quỏ trỡnh thực tập tại Cụng ty TNHH Du lịch Chuyờn Á em đó chọn đề tài “.Khảo sát nghiên cứu về hiện trạng tiềm năng phát triển cỏc loại hình du lịch sinh thái tại Rừng Cúc Phương – Ninh Bình. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm gúp phần đổi mới, phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại địa phương này” để làm chuyờn đề thực tập của mỡnh
    2. Mục đớch nghiờn cứu của đề tài
    - Tìm hiểu tiềm nắng sẵn có của vườn
    - Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại VQG Cúc Phương
    - Các định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQG Cúc Phương
    3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Nguồn tài nguyên du lịch Ninh Bình
    - Nguồn tài nguyên du lịch vườn quốc gia Cúc Phương đặc biệt là du lịch sinh thái.
    - Vấn đề quản lý vận hành tại vườn, các vấn đề bảo tồn sinh thái trong du lịch.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu các hoạt động du lịch trong khu vực vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình.
    - Nghiên cứu Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Ninh Bình, các hoạt động của Sở.
    4. Nhiệm vụ nghiờn cứu của đề tài
    - Đỏnh giỏ thực trạng tiềm năng phỏt triển cỏc loại hỡnh du lịch tại VQG Cỳc Phương
    - Đề xuất cỏc giải phỏp nhằm gúp phần đổi mới phỏt triển loại hỡnh du lịch sinh thỏi tại VQG Cỳc Phương.
    5. Phương phỏp nghiờn cứu
    - Phương phỏp so sỏnh
    - Phương phỏp thống kờ
    - Phương phỏp tiếp cận thực tế
    - Phương phỏp tổng hợp
    - Phương phỏp phõn tớch
    6. Bố cục chuyờn đề:
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung, gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về du lịch và du lịch sinh thỏi
    Chương 2: Thực trạng của việc phỏt triển Du lịch Sinh Thỏi tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển loại hỡnh du lịch sinh thỏi phù hợp với việc bảo tồn các tài nguyên tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
    - Phần kết luận




    Tài liệu tham khảo


    1. Địa lý du lịch
    PTS: Nguyễn Minh Tuệ
    PGS, PTS: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông
    PTS: Phạm Xuân Hậu_ Nguyễn Kim Hồng
    NXB: TP Hồ Chí Minh
    2. Ngiệp vụ Hướng Dẫn Du Lịch
    Đinh Trung Kiên
    NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    3. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam
    Lê Thông
    NXB: Giáo Dục
    4. Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
    Đinh Trung Kiên
    NXB: Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    5. Các tài liệu, con số tại Sở Văn Hoá Thể Thao Và Du lịch tỉnh Ninh Bình
    6. Các tài liệu, con số tại BQL VQG Cúc Phương.








    ý kiến nhận xét của giảng viên hướng dẫn

    Ngày tháng . năm 2011

    Giảng viên hướng dẫn


    Trần Thị Ngọc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...