Luận Văn Khảo sát, nghiên cứu hành vi Người tiêu dùng đối với nước ngọt PEPSI

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    1. Lập mô hình. 3
    1.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu. 3
    1.2. Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 3
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 3
    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
    Người tiêu dùng về nước ngọt PEPSI ở khu vực nội thành TP.HCM . 3
    1.3. Xác định các biến mô hình. 3
    1.3.1. Biến đầu vào: dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát 3
    1.3.2. Biến đầu ra. 4
    1.4. Nhu cầu thông tin và thiết kế mẫu. 4
    1.5. Xây dựng mẫu thu thập thông tin (thiết kế bảng câu hỏi) 5
    1.5.1. Xác định cỡ mẫu: 5
    1.5.2. Tiến hành chọn mẫu. 5
    1.5.2.1. Phân tầng tổng thể. 5
    1.5.2.2. Tiến hành lấy mẫu. 5
    1.6. Phương pháp sử lý số liệu. 6
    2. Bảng câu hỏi 6
    ĐỀ TÀI 7
    3. Kế hoạch phân tích. 12
    3.1. Giới thiệu về nhãn hàng pepsi 12
    3.1.1. Thông tin khái quát: 12
    3.1.2. Thông tin về Pepsi Việt Nam: 13
    3.2. Bảng mã hóa. 13
    3.3. Phân tích chung. 18
    3.3.1. Giới tính: 18
    3.3.2. Độ tuổi: 18
    3.3.3. Ngành nghề: 19
    3.3.4. NHẬN XÉT CHUNG: 20
    3.4. Phân tích hành vi người tiêu dùng. 21
    3.4.1. Trước khi mua sắm( câu 5,9,10) 21
    3.4.1.1. Mức độ nhận biết của sản phẩm 21
    3.4.1.2. Tiêu chí lựa chọn Pepsi 21
    3.4.1.3. Thời điểm sử dụng Pepsi 22
    3.4.1.4. NHẬN XÉT CHUNG 22
    3.4.2. Trong khi mua sắm 23
    3.4.2.1. Chiến lược sản phẩm ( câu 6,11, 12, 13, 14, 15, 16) 23
    * Mức độ quan trọng của các tiêu chí khi lựa chọn nước giải khát có gas 23
    * Đánh giá về nồng độ gas của Pepsi 23
    * Hương vị hiện tại của Pepsi 24
    * Kích cỡ của Pepsi 24
    * Mong muốn về cải tiến sản phẩm của người tiêu dung. 25
    * Hương vị người tiêu dùng mong muốn Pepsi cải tiến. 25
    * Cải tiến thiết kế bao bì của Pepsi 26
    * NHẬN XÉT CHUNG 26
    3.4.2.2. Chiến lược phân phối: (câu 8) 28
    3.4.2.3. Chiến lược giá: (câu 17, câu 6) 29
    3.4.2.4. Chiến lược xúc tiến: (câu 7, 18, 19, 20) 30
    * Phương thức khách hàng biết đến sản phẩm: 30
    * Thái độ của khách hàng đối với câu slogan “ Đã quá Pepsi ơi!”. 30
    * Sự tâm đắc của khách hàng đối với các câu slogan của Pepsi 31
    * Mức độ yêu thích của khách hàng về các hình thức khuyến mãi của Pepsi 31
    * NHẬN XÉT CHUNG: 32
    3.4.3. Hành vi của khách hàng sau khi mua hàng: (câu 21, 22, 23) 33
    3.4.3.1. Phản ứng của người tiêu dung. 33
    3.4.3.2. Hành vi của NTD khi không hài lòng với sản phẩm 33
    3.4.3.3. Mức độ Pepsi được giới thiệu từ khách hàng. 34
    3.4.3.4. NHẬN XÉT CHUNG: 34
    4. Kiến nghị 36
    4.1. Chiến lược sản phẩm 36
    4.2. Chiến lược giá: 37
    4.2.1. So sánh giá Pepsi với đối thủ cạnh tranh là Coca cola: 37
    4.2.2. Khuyến mãi giảm giá. 37
    4.3. Chiến lược Marketing cho kênh phân phối: 37
    4.4. Chiến lược xúc tiến bán hàng. 37
    5. Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. 37
    5.1. Nhận thức: 37
    5.2. Niềm tin và thái độ: 37
    6. Chiến lược Marketing dựa vào các nhân tố bên ngoài: 37
    6.1. Chiến lược Marketing dựa vào các yếu tố thuộc về văn hóa: 37
    6.2. Chiến lược Marketing dựa vào ảnh hưởng của nhóm tham khảo: 37
    6.3. Chiến lược Marketing dựa vào yếu tố hộ gia đình: 37

    Lập mô hình
    1.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
    Hiện nay, nước ngọt có gas được xem là một loại thức uống phổ biến của mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Cùng với việc xuất hiện tràn lan các nhãn hàng nước ngọt trên thị trường để đáp ứng nhu cầu giải khát cơ bản, thì các nhà sản suất nước ngọt có gas hiện tại ngày càng phải đổi mới để đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng, chọn lựa sản phẩm khác nhau của khách hàng.
    Vậy nhu cầu của KH là như thế nào, nhà sản xuất cần đáp ứng nhu cầu nào, cần có chiến lược Marketing cho sản phẩm ra làm sao? Để trả lời những câu hỏi trên, Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “ Khảo sát, nghiên cứu hành vi Người tiêu dùng đối với nước ngọt PEPSI”.
    1.2. Xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    ü Xác định tỷ lệ mua sản phẩm PEPSI so với các loại nước ngọt có gas khácü Tìm hiểu các yếu tố tác động tới nhu cầu mua nước ngọt có gas nói chung và PEPSI nói riêngü Thăm dò ý kiến KH về sản phẩm PEPSI hiện tại về mẫu mã, hương vị, giá cả
    1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Người tiêu dùng về nước ngọt PEPSI ở khu vực nội thành TP.HCM1.3. Xác định các biến mô hình
    1.3.1. Biến đầu vào: dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát
    · Dữ liệu về thông tin cá nhân: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ
    · Người tiêu dùng đã từng sử dụng PEPSI chưa
    ü Đối với người tiêu dùng chưa từng sử dụng PEPSI- Yếu tố tác động đến việc mong muốn mua PEPSI của người tiêu dùng (thông tin được biết từ đâu, lý do sử dụng, thời gian sử dụng, )
    - Những trở ngại (chi phí, giá cả, tâm lý, ) đã hạn chế việc mua PEPSI
    - Nhận xét của người tiêu dùng đối với PEPSI
    ü Đối với người tiêu dùng đã từng sử dụng PEPSI- Các yếu tố tác động, thu hút người tiêu dùng mua PEPSI.
    - Ưu điểm và khuyết điểm của PEPSI mà người tiêu dùng vừa ý và không vừa ý.
    - Nhận xét của người tiêu dùng đối với các chương trình khuyến mãi, quảng cáo của PEPSI.
    1.3.2. Biến đầu ra
    · Đối với người tiêu dùng chưa từng sử dụng PEPSI
    ü Cải thiện và phát triển sản phẩmü Các mối liên hệ tương quan và hồi quy của thông tinü Các vấn đề khác· Đối với người tiêu dùng đã sử dụng PEPSI
    ü Những yếu tố tác động trước, trong và sau khi muaü Yếu tố cần khắc phục sản phẩmü Nhận xét về sản phẩmü Các mối liên hệ tương quan và hồi quy của thông tinü Các vấn đề khác1.4. Nhu cầu thông tin và thiết kế mẫu
    ü Dữ liệu thứ cấp: quan sát hành vi mua hàng của người tiêu dùng tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa, quán nước
    ü Dữ liệu sơ cấp thông qua một bảng câu hỏi khảo sát để thu thập các thông tin đề ra ở mục trên.
    ü Cách thu thập: phát và phỏng vấn trực tiếp đối tượng cần thu thập thông tin
    1.5. Xây dựng mẫu thu thập thông tin (thiết kế bảng câu hỏi)
    1.5.1. Xác định cỡ mẫu:
    Do thời gian và nguồn lực không cho phép, chúng tôi chỉ phát 100 bảng câu hỏi tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, công viên, trường học.
    1.5.2. Tiến hành chọn mẫu
    1.5.2.1. Phân tầng tổng thể
    Đối với mặt hàng thức uống giải khát đã quen thuộc và thông dụng người tiêu dùng có xu hướng mua hàng ở những nơi cung cấp thuận lợi như: siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc những quán nước (chưa sử dụng ngay)
    Với mặt hàng nước giải khát này người tiêu dùng thường sử dụng nhiều trong các buổi lễ, đám tiệc, lễ hội. và sử dụng nhiều vào buổi tối hoặc buổi trưa (sử dụng ngay)
    Từ tổng thể mẫu, chúng tôi phân thành 2 lớp người tiêu dùng là mua nước ngọt sử dụng tại chỗ và mua không sử dụng ngay.
    1.5.2.2. Tiến hành lấy mẫu
    · Do lượng tiêu dùng có xu hướng sử dụng tại chỗ và không sử dụng ngay nên chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 siêu thị, 1 cửa hàng tạp hóa và 1 quán nước để khảo sát
    ü 2 siêu thị: BigC Hoàng Văn Thụ và Co.op Nguyễn Kiệm
    ü 1 cửa hàng tạp hóa
    ü 1 quán nước
    · Tổng số lượng bảng câu hỏi: 100 bản
    1.6. Phương pháp sử lý số liệu
    ü Bảng câu hỏi sau khi được khảo sát xong sẽ được kiểm tra tính hợp lệ, chính xác. Mục tiêu của việc này là nhằm loại bỏ hay giảm tới mức thấp nhất các sai lầm trong số liệu thô. Đó có thể là sai lầm do người phỏng vấn và sai lầm của người trả lời.
    ü Mã hóa các câu trả lời, gán cho chúng một ký hiệu tượng trưng được ghi nhận trong bảng câu hỏi. Mục đích là nhằm chuyển đổi dữ liệu thô (các câu trả lời) thành một dạng câu hỏi đơn giản, dễ hiểu hơn, mặt khác cũng tiết kiệm thời gian và tránh thiếu sót khi nhập liệu.
    ü Sau khi đã nhập dữ liệu vào EXCEL, chúng tôi phân tích các kết quả sau khi chạy bảng.

    1. Kế hoạch phân tích
    1.1. Giới thiệu về nhãn hàng pepsi
    3.1.1. Thông tin khái quát:a) Lịch sử phát triển:
    Năm 1886, Bradham pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.
    Năm 1938, Walter Mack đưa ra quảng cáo mới cho chai Pepsi 12-ounce với bài hát có nhiều vần điệu “Nickel, Nickel” và nhanh chóng trở nên phổ biến, được thu âm với 55 ngôn ngữ khác nhau.
    Những năm đầu tiên của thập niên 80, Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng đầu được nhiều người mua về nhà uống nhất.
    Năm 1998, Pepsi đưa ra logo hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.
    b) Thị trường:
    Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, ở Châu Âu thì khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây.
    c) Thành tích đạt được:
    Công ty Pepsi-Cola với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của Tập đoàn nước giải khát toàn cầu Pepsi Co, Inc Năm 2004, Pepsi Co đạt doanh thu hơn 200 tỉ đôla Mỹ và trở thành nhà cung cấp hàng đầu về doanh số bán hàng và lãi ròng cho các nhà bán lẻ ở nước Mỹ.
    d) Sản phẩm:
    Ở Mỹ, Công ty Pepsi-Cola có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm như Pepsi, Diet Pepsi, Pepsi ONE, Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và Starbucks
    e) Khuyến thị:
    Trên thực tế, Công ty được nhìn nhận là công ty đứng đầu về lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và các chương trình khuyến thị. Với chiến dịch quảng cáo “Joy of Pepsi”- “Sôi động với Pepsi” thể hiện được sự hài hước, nhân bản và âm nhạc của Pepsi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...