Luận Văn Khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế trong khẩu phần rau muống

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Khảo sát năng suất thỏ thịt khi dùng cùi bắp thay thế
    trong khẩu phần rau muống
    Khảo sát và xác định khẩu phần tăng trọng của thỏ thịt khi sử dụng cùi bắp thay thế 10 – 20% khẩu phần rau muống tính theo vật chất khô là mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu.
    Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại, mỗi lập lại nhận 1 thỏ thí nghiệm 2,5 – 3 tháng tuổi. Tất cả các nghiệm thức đều tác động một quy trình tiêm phòng vaccine, thuốc thú y và cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các nghiệm thức thí nghiệm bao gồm:
    - Nghiệm thức T1 (đối chứng): 100% rau muống (VCK/TLCT, 10% TLCT)
    - Nghiệm thức T2: 90% rau muống + 10% cùi bắp
    - Nghiệm thức T3: 80% rau muống + 20% cùi bắp
    - Nghiệm thức T4: 90% rau muống + 10% cùi bắp + 40 - 50 g đậu xanh hạt
    - Nghiệm thức T5: 80% rau muống + 20% cùi bắp + 40 - 50 g đâu xanh hạt
    (VCK: vật chất khô; TLCT: trọng lượng cơ thể)
    Một số kết quả ghi nhận được như sau:
    1. Lượng rau muống ăn vào (kg/con/ngày): ở các giai đoạn 1 – 15, 16 – 30, 31 – 45 và 46 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào ở nghiệm thức T5(0,40; 0,54; 0,56 và 0,46), T4(0,48; 0,58; 0,54 và 0,51), T3(0,56; 0,71; 0,91 và 0,77) và T2(0,74; 0,87; 0,77 và 0,99) thấp hơn so với T1(1,17; 1,24; 1,13 và 0,94) ở mức ý nghĩa 1% (P<0,01).
    2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy (kg/con/ngày): ở các giai đoạn tích lũy 1 – 30, 1 – 45 và 1 – 60 ngày, lượng rau muống ăn vào tích lũy ở nghiệm thức T5(0,93; 1,49; và 1,49), T4(1,06; 1,60 và 2,11), T3(1,28; 2,18 và 2,95), T2(1,61; 2,6 và 3,37) thấp hơn T1(2,4; 3,53 và 4,47) ở mức ý nghĩa 1% (P<0,01).
    ii
    3. Trọng lượng trung bình của thỏ ở các thời điểm khảo sát (kg/con): Ở các thời điểm khảo sát 15, 30, 45 và 60 ngày, trọng lượng thỏ ở nghiệm thức T4(2,06; 2,43; 2,71 và 2,86), T5(1,99; 2,39; 2,64 và 2,80) và T1(2,06; 2,39; 2,63 và 2,79) cao hơn T3(1,52; 1,85; 2,07 và 2,29) ở mức ý nghĩa 5% (P<0,05).

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cảm ơn i
    Tóm tắt iii
    Mục lục . v
    Danh sách bảng vii
    Danh sách hình, sơ đồ, đồ thị viii
    Chương 1 Giới thiệu . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Nội dung nghiên cứu . 2
    Chương 2 Lược khảo tài liệu . 3
    2.1. Một số giống thỏ hiện nay . 3
    2.1. Đặc điểm sinh lý của thỏ .6
    2.3. Một số đặc điểm sinh học, công dụng và giá trị dinh dưỡng của cây bắp 9
    2.4. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của hạt đậu xanh 10
    2.5. Công dụng và thành phần dinh dưỡng của rau muống 11
    Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 13
    3.1. Phương tiện nghiên cứu . 13
    3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 13
    3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 13
    3.1.3. Đối tượng nghiên cứu . 13
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 13
    3.2.1. Bố trí thí nghiệm 13
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
    3.2.3. Khẩu phần thí nghiệm 14
    3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 14
    Chương 4. Kết quả và Thảo luận 16
    4.1. Thành phần hóa học các thực liệu . 16
    4.2. Lượng rau muống tiêu tốn . 17
    4.2.1. Lượng rau muống ăn vào . 17
    4.2.2. Lượng rau muống ăn vào tích lũy .19
    4.3. Trọng lượng và tăng trọng của thỏ 19
    4.3.1. Trọng lượng của thỏ ở các thời điểm khảo sát . 19
    4.3.2. Tăng trọng của thỏ ở các giai đoạn khảo sát 21
    v
    4.3.3. Tăng trọng tích lũy của thỏ ở các giai đoạn .24
    4.4. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt của thỏ 26
    4.5. Giá thành khẩu phần thí nghiệm .27
    Chương 5 Kết luận và đề nghị . 28
    1. Kết luận 28
    2. Đề nghị .28
    Tài liệu tham khảo 29
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...