Thạc Sĩ Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6, tại quận 5 thành phố Hồ Chí

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6, tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Trong thực tế, trí thông minh được xem là nhân tố quan trọng giúp con người thành công
    trong cuộc sống. Tại Mỹ, trắc nghiệm trí thông minh là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tham
    gia tuyển dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, một số công ty lớn cũng đã chú trọng đến việc trắc
    nghiệm trí thông minh nhằm tìm ra những ứng cử viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của mình. Và
    cùng với sự tiến bộ đó, trí thông minh ngôn ngữ ở nước ta cũng được đánh giá cao. Thực tế cho thấy
    hiện nay, những nghề chủ yếu sử dụng ngôn ngữ như: nghề giáo, nghề báo, dẫn chương trình, tư
    vấn, tham vấn đã ngày càng được xem trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã
    hội. Càng học cao, càng làm ở vị trí cao, con người càng cần đạt đến trình độ cao về ngôn ngữ
    không chỉ ở tiếng mẹ đẻ mà còn về ngoại ngữ để diễn đạt, để giao tiếp hiệu quả.
    Cùng với lô-gích toán học, trí tuệ ngôn ngữ được xếp vào một trong những loại trí tuệ được
    chú ý và coi trọng nhất. Trí tuệ mặc nhiên được gắn liền với ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn
    ngữ được xem là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ. Tuy thế, trí tuệ ngôn ngữ thật
    sự thì phức tạp hơn nhiều [51, tr.48]. Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các bài trắc nghiệm đo lường
    riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ.
    Học sinh khối 6 là học sinh đầu cấp trung học cơ sở. Đó là lứa tuổi phát triển tương đối nhanh
    về vốn từ khoa học. Các em có khả năng viết, nói lưu loát hơn, dùng ngữ pháp đúng hơn và ứng
    dụng ngôn ngữ vào thực tiễn tốt hơn [3, tr.45]. Ngoài ra, lứa tuổi này bắt đầu có thể nắm bắt được
    cấu trúc, từ vựng, ngữ nghĩa của ngôn ngữ thứ 2, ngoài tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, theo Howard
    Gardner, mức độ trí thông minh nói chung, và trí thông minh ngôn ngữ nói riêng có thể được gia
    tăng nếu biết cách rèn luyện [51], [53, [57]. Do vậy, việc xác định mức độ phát triển trí tuệ ngôn
    ngữ để định hướng và bồi dưỡng ngôn ngữ cho các em là điều cần thiết hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học
    sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí
    Minh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí
    tuệ ngôn ngữ của các em.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: trí tuệ, cấu trúc trí tuệ, trí tuệ
    ngôn ngữ, một số biểu hiện của phát triển trí tuệ ngôn ngữ ở HS khối 6.

    3.2. Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6. 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh
    khối 6.

    4. Đối tượng nghiên cứu

    Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6.

    5. Khách thể nghiên cứu

    Học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
    -Khách thể khảo sát thử nghiệm: 49 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Ba Đình,
    quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
    -Khách thể khảo sát chính thức: 217 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Thực hành
    Sài Gòn và trường Trung học cơ sở Kim Đồng, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    -Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 đa phần ở mức trung bình.
    -Nữ sinh lớp 6 có khả năng ngôn ngữ cao hơn nam sinh lớp 6.
    -Có sự khác biệt về khả năng ngôn ngữ của HS giữa các trường.

    7. Giới hạn đề tài

    7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu


    -Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ.

    7.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu

    -Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là học sinh một số khối 6 tại quận 5, thành phố
    Hồ Chí Minh.

    8. Phương pháp nghiên cứu

    8.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu


    Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
    đến đề tài.

    8.2.Phương pháp trắc nghiệm

    -Mục đích: đo lường mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6.
    -Phương pháp gồm 2 giai đoạn: khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức trên các khách thể
    là HS khối 6. Phương pháp sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2.

    8.3. Phương pháp thống kê toán học

    Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5.
    Trong những phương pháp trên, trắc nghiệm là phương pháp chính của luận văn.


    [​IMG]


     
Đang tải...